Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Các phương châm hội thoại SBT Ngữ Văn 9 tập 1

Bình chọn:
3.2 trên 29 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 9 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Trong mẩu chuyện này có câu nào cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại ? Đó là phương châm hội thoại nào ?

1. Bài tâp 1, trang 10, SGK.

Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau :

a) Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

b) Én là một loài chim có hai cánh.

Trả lời: 

Những câu được đưa ra để phân tích đều mắc một loại lỗi : sử dụng từ ngữ trùng lặp, thêm từ ngữ mà không thêm một phần nội dung nào. Ví dụ, nói "Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà." là thừa cụm từ nuôi ở nhà vì loài gia súc nào cũng nuôi ở nhà.

2. Bài tâp 2, trang 10 - 11, SGK.

Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống :

  a) Nói có căn cứ chắc chắn là /.../

  b) Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /.../

  c) Nói một cách hú họa, không có căn cứ là /.../

  d) Nói nhảm nhí, vu vơ là /.../

  e) Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là /.../

  (nói trạng ; nói nhăng nói cuội ; nói có sách, mách có chứng ; nói dối ; nói mò)

  Các từ ngữ rên đều chỉ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại đã học. Cho biết đó à phương châm hội thoại nào.

Trả lời: 

Em cần đọc kĩ phần giải thích đặt trước từ là để chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống. Ví dụ : "Nói nhảm nhí vu vơ là nói nhăng nói cuội.”.

Các từ ngữ nêu trong bài tập đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc không tuân thủ phương châm hội thoại về chất.

3. Bài tâp 3, trang 11, SGK.

Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đqã không được tuân thủ.

CÓ NUÔI ĐƯỢC KHÔNG ?

   Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng mà đã sinh con. Anh ta sợ nuôi không được, gặp ai cũng hỏi.

   Một người bạn an ủi :

   - Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy !

   Anh kia giật mình hỏi lại :

   - Thế à ? Rồi có nuôi được không ?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Trả lời:

Em cần nghĩ xem : Câu hỏi "Rồi có nuôi được không ?" trong tình huống giao tiếp này có nội dung gì không ? Vì sao ?

4. Bài tâp 4, trang 11, SGK.

      Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dung những cách diễn đạt như :

      a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,…

      b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.

Trả lời:

Những cách diễn đạt nêu ở mỗi phần (a) và (b) liên quan đến một phương châm hội thoại riêng :

a)    Khi sử dụng các cụm từ : như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là,... người nói thể hiện thái độ thận trọng, không khẳng định điều mà mình nói ra là hoàn toàn xác thực.

b)    Khi sử dụng các cụm từ : như tôi đã trình bày, như mọi người dều biết, người nói muốn báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là có chủ ý.

5. Bài tâp 5, trang 11, SGK.

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có lien quan đến phương châm hội thoại nào : ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cãi chày cãi cối, khua môi múa mép, nói dơi nói chuột, hứa hươu hứa vượn.

Trả lời:

Tất cả các thành ngữ nêu trong bài đều chỉ những cách nói cần tránh, những điều tối kị trong giao tiếp. Em có thể tra từ điển để hiểu rõ nghĩa của những thành ngữ đó. Ví dụ : cãi chày cãi cối là cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ thuyết phục.

6. Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Trên một chiếc tàu viễn dương nọ, viên thuyền phó có thói nghiện rượu, còn viên thuyền trưởng lại là người rất ghét chuyện uống rượu. Một hôm, thuyền trưởng ghi vào nhật kí của tàu : “Hôm nay thuyền phó lại say rượu. “. Hôm sau, đến phiên trực của mình, viên thuyền phó đọc thấy câu này, bèn viết vào trang sau: "Hôm nay thuyền trưởng không say rượu".

Trong mẩu chuyện này có câu nào cố ý không tuân thủ phương châm hội thoại ? Đó là phương châm hội thoại nào ?

Trả lời:

Chi tiết đáng chú ý trong mẩu chuyện này là câu của viên thuyền phó. Từ câu "Hôm nay thuyền trưởng không say rượu." có thể suy ra là những ngày khác thuyền trưởng đều say. Điều suy luận tất yếu đó trái với thực tế. Viên thuyền phó đã ngầm thông báo một điều mà ông ta biết chắc là không đúng. Từ đây, em có thể hiểu phương châm hội thoại nào đã không được viên thuyền phó tuân thủ.

7. Đọc truyện cười sau đây và cho biết tại sao lời của tường thuật viên lại gây cười.

KHÉO NỊNH

Hai đội bóng của hai xã cạnh nhau đang thi đấu trên sân. Bỗng một cầu thủ sút được một trái bóng vào lưới đối phương.

Tường thuật viên kêu lớn :

-      Vào !... Vào rồi ! Bàn thắng là do công của đồng chí chủ tịch xã N... người đã sinh ra cầu thủ số 10, tác giả của cú sút điệu nghệ vừa rồi.

(Theo Thanh Thanh, Cười hở mười cái răng,

NXB Thanh niên, Hà Nội, 2004)

Trả lời: 

Lời của tường thuật viên gây cười vì đã vi phạm phương châm về lượng : nói quá lượng thông tin cần thiết; thật là kì quặc khi quy công lao ghi bàn cho ông chủ tịch xã đã sinh ra cầu thủ ghi bàn.

8. Đọc truyện cười sau đây và cho biết tại sao lời xử của quan lại gây cười.

XỬ KIỆN

Có một người nọ chăn bò cho chủ, chẳng hiểu do đâu làm cho con bò chạy lồng lên. Anh này túm đuôi, nhưng vì con bò chạy vừa nhanh vừa khoẻ thành thử đứt mất đuôi. Sợ quá, anh nọ bỏ chạy. Khi qua một cái cầu luống cuống thề nào mà anh ta trượt chân rơi ngay xuống cầu. Lúc đó dưới cầu đang có một chiếc thuyền trôi qua. Trên thuyền có một ông già. Anh nọ rơi đúng thuyền làm ông già bị gãy chân. Thế là anh ta vừa bị người chủ của con bò, vừa bị con trai của ông già gãy chân kiện. Khi hầu toà, thấy quan vẻ như một người chuyên ăn đút lót, tội phạm mới ngầm trỏ vào cạp quần mình. Quan tưởng anh ta ý nói có tiền giắt ở đó, mới xử rằng :

-      Nay bắt kẻ làm đứt đuôi bò phải nuôi con bò cho đến khi nào mọc đuôi mới thôi. Lại bắt hắn nằm dưới thuyền cho ông lão kia trên cầu nhảy xuống để trả thù lại hắn.

Những người đệ đơn kiện nghe quan xử thế bèn lẳng lặng rút đơn kiện.

( Theo Lan Phương - Hạ Vĩnh Thi, Chuyệh đố nhịn được cười,

NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004)

Trả lời:

Lời xử của quan gây cười vì có nhiều chỗ vi phạm phương châm về chất. Chẳng hạn, ai cũng biết là không thể làm cho con bò đứt đuôi mọc lại đuôi được, vì thế việc quan xử cho anh nọ nuôi bò cho đến khi nó mọc lại đuôi cũng đồng nghĩa với việc anh ta chẳng bồi thường gì, mà lại được con bò.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan