Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Bình chọn:
3.7 trên 7 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 108 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy tưởng tượng tình cảnh nhà thơ trong bài Bạn đến chơi nhà và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ.

Bài tập

1. Cho biết ý kiến đúng trong các ý kiến dưới đây :

   a) Viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - tức là bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học cụ thể - thì trước hết người viết phải có cảm xúc với tác phẩm ấy.

   b  Cảm xúc về tác phẩm văn học phải hình thành trên cơ sở hiểu tác phẩm ấy. Đọc chưa hiểu kĩ, hiểu rõ văn bản mà đã cảm, thì dễ cảm vu vơ. Phải đọc thật kĩ thì cảm mới đúng.

   c) Cảm xúc mà chỉ cảm bề ngoài, hời hợt thì cũng không có giá trị gì. Phải cảm đến mức nắm được linh hồn bài văn rồi thì mới phát biểu cảm nghĩ, như thế mới sâu được.

   d) Chỉ cảm thôi thì cũng không phát biểu được cảm nghĩ về tác phẩm. Người viết còn phải biết suy luận, liên tưởng, tưởng tượng thì mới viết được.

2. Hãy tưởng tượng cảnh mưa gió và hình ảnh nhà thơ trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ và bày tỏ cảm nghĩ của em.

3. Hãy tưởng tượng tình cảnh nhà thơ trong bài Bạn đến chơi nhà và phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ.

4. Đọc lại truyện Cuộc chia tay của những con búp bê và phát biểu cảm xúc về tình cảnh của hai anh em Thành, Thuỷ.

5. Đọc lại bài Cổng trường mở ra và phát biểu cảm xúc của em về nỗi lòng của người mẹ ở trong bài.

 

Gợi ý làm bài

1.  Đọc kĩ các ý kiến, suy nghĩ về mối quan hệ giữa cảm xúc, hiểu, cảm, suy luận, liên tưởng, tưởng tượng và phát biểu cảm nghĩ rồi hãy làm bài. Đọc kĩ các ý kiến đó em sẽ thấy “biểu cảm” không đơn giản là “bày tỏ tình cảm, cảm xúc” thông thường như đau thì rên, vui thì cười, uất ức thì khóc. “Biểu cảm” có nội dung thật sâu sắc và trí tuệ. Đồng thời “biểu cảm” thì không được thiếu cảm xúc và tình cảm, vì như thế thì không còn gì là “biểu cảm” nữa.

2.  Có một cách biểu cảm thường gặp là vừa tự sự, vừa miêu tả cảnh tượng trước mắt, vừa bộc lộ cảm xúc và ý nghĩ trực tiếp của mình. Em hãy tưởng tượng cảnh tượng trong bài để bộc lộ tình cảm của mình.

   Để làm tốt đề này trước hết hãy xác định em biểu hiện tình cảm gì đối với cái gì, sau đó mới nghĩ đến miêu tả gì, kể chuyện gì. Trong bài thơ, Đỗ Phủ thương thân mình và thương kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ. Về phần mình, em bày tỏ lòng xót thương đối với nhà thơ và với những kẻ sĩ trong thiên hạ.

   Để tưởng tượng cảnh mưa gió và hình ảnh tác giả trong bài thơ, em có thể tưởng tượng mình là người chứng kiến cảnh mưa gió làm đổ nhà để cảm nhận hết nỗi khổ cực của người nghèo cũng như tấm lòng cao cả của Đỗ Phủ.

3.  Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảnh nhà thơ trong bài Bạn đến chơi nhà. Trước hết cần hình dung rõ tình cảnh của nhà thơ trong bài thơ : bạn già đến chơi. Bản thân tác giả già yếu, bất lực trong việc thực hiện nghi thức đón tiếp, chiêu đãi người bạn từ xa đến chơi, cuối cùng đành chỉ lấy tình mà đối xử với nhau, thông cảm nhau.

   Em sẽ có cảm xúc gì trước tình cảnh đó ? Em thông cảm như thế nào với sự bất lực của tác giả ? Cả bài thơ trình bày sự bất lực về mọi mặt : không có người, khó khăn, không đúng dịp. Tác giả có ý tự trào về sự bất lực của mình, nhưng khẳng định tình cảm quý bạn của mình, vì có quý bạn thật sự mới tự thấy mình bất lực như thế, mới thấy tất cả những gì lẽ ra phải có như thế.

4, 5. Cách giải quyết tương tự như đề 2 và đề 3.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan