Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Đại từ SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Bình chọn:
3.5 trên 12 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 36 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. "Người" ở đây là danh từ được dùng như đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì ? Em hãy đặt một câu có từ "Người" được dùng như đại từ mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.

1.  Bài tập 1, trang 56-57, SGK.

Trả lời:

a) Cách hiểu về ngôi và số của đại từ.

Ngôi thứ nhất : người nói tự xưng.

Ngôi thứ hai : trỏ người đối thoại với mình.

Ngôi thứ ba : trỏ người hoặc sự vật được nói tới.

Số ít : một người, một sự vật.

Số nhiều : từ hai người, hai sự vật trở lên.

Chú ý : không dẫn các danh từ như anh, bác,...

b)  Dựa vào kiến thức về ngôi như đã nói ở trên để tìm sự khác nhau về nghĩa giữa từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé'' với đại từ mình trong câu ca dao đã cho.

2.  Bài tập 2, trang 57, SGK.

Trả lời:

Cần phân biệt trường hợp các từ chỉ người như ông, bà, chamẹ, thầỵ, cô, v.v... được sử dụng như đại từ xưng hô với trường hợp các từ này được dùng với tư cách là danh từ. Khi được sử dụng như đại từ xưng hô thì nó có ý nghĩa về ngôi ; khi được sử dụng với tư cách là danh từ thì không có ý nghĩa về ngôi. Tốt nhất là các em sử dụng chúng trong các câu đối thoại.

3.  Bài tập 3, trang 57, SGK.

Trả lời:

Dựa vào lời giải thích và các câu ví dụ trong đề bài để tìm thêm ví dụ tương tự.

4.  Bài tập 4, trang 57, SGK.

Trả lời:

HS tự liên hệ bản thân và tình hình thực tế ở lớp để trả lời câu hỏi này. Nên nói rõ tình huống để thấy việc sử dụng các từ xưng hô như thế là thiếu lịch sự.

5.  Bài tập 5*, trang 57, SGK.

Trả lời:

Trong các tiếng Anh, Nga, Pháp và tiếng Trung Quốc, các đại từ xưng hô thường có tính chất trung tính, không mang màu sắc biểu cảm như các từ xưng hô tiếng Việt (trừ một vài trường hợp ngoại lệ). Từ xưng hô trong tiếng Việt có số lượng lớn hơn nhiều so với đại từ xưng hô trong các ngôn ngữ nói trên. Em hãy dùng ví dụ ở các ngôn ngữ nói trên so sánh với tiếng Việt để thuyết minh vấn đề này.

6.  Trong các câu sau đây, câu nào có từ in đậm là danh từ được dùng như đại từ xưng hô ?

a) Mẹ của Nam là giáo viên.

b) Mẹ nhớ về sớm nhé !

c) Anh nên giúp đỡ các em nàỵ !

d) Anh tôi lớn hơn tôi bốn tuổi.

e) Tôi nhớ mãi lời dạy bảo của ông tôi.

g) Ông có cần mua cuốn sách đó nữa không ạ ?

Trả lời:

Em hãy dựa vào gợi ý ở bài tập 2 để làm bài tập này.

7.  Ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Tố Hữu viết :

        Người là Cha, là Bác, là Anh.

        Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

Người ở đây là danh từ được dùng như đại từ mang sắc thái ý nghĩa gì ? Em hãy đặt một câu có từ Người được dùng như đại từ mang sắc thái ý nghĩa như Tố Hữu đã dùng.

Trả lời:

Liên hệ với thái độ, tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh để hiểu sắc thái tình cảm của từ Người trong câu thơ của Tố Hữu.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan