Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm SBT Ngữ văn 8 tập 2

Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 123, 124 và câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 125, 126 SBT Ngữ văn 8 tập 2. Làm các bài tập theo hướng sau đây :

Làm các bài tập theo hướng sau đây :

Phần I: Trắc nghiệm

Đọc kĩ văn bản Hịch tướng sĩ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức ; nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiểu khiển ; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con ; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh ; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !

1. Văn bản trên trích từ tác phẩm nào ?

A - Chiếu dời đô                                            B - Hịch tướng sĩ

C - Bình Ngô đại cáo                                      D - Bàn luận về phép học

2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào ?

A - Thời kì nước ta chống quân Tống

B - Thời kì nước ta chống giặc Mông - Nguyên

C - Thời kì nước ta chống quân Thanh

D - Thời kì nước ta chống giặc Minh

3. Văn bản trên viết theo thể loại gì ?

A - Thơ                                                         B - Hịch

C - Chiếu                                                      D - Cáo

4. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau ?

A - Hịch được viết bằng văn xuôi

B - Hịch được viết bằng văn vần

C - Hịch được viết bằng văn biền ngẫu

D - Hịch có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu

5. Tác phẩm Hịch tướng sĩ ra đời trong thời điểm nào ?

A - Trước khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai bắt đầu

B - Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai thắng lợi

C - Lúc cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên lần thứ hai sắp kết thúc

D - cả ba thời điểm đều không đúng

6. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì ?

A - Lòng tự hào dân tộc                            B - Tinh thần lạc quan

C - Lo lắng cho vận mệnh đất nước            D - Căm thù giặc

7. Với câu "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !" người nói đã thực hiện kiểu hành động nói nào ?

A - Hành động trình bày                           B - Hành động hỏi

C - Hành động bộc lộ cảm xúc                  D - Hành động điều khiển

8. Câu văn trên (câu văn ở bài tập 7) thuộc kiểu câu nào ?.

A - Câu nghi vấn                                       B - Câu cảm thán

C - Câu trần thuật                                     D - Câu cầu khỉến

9. Câu : "Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc." thuộc kiểu câu nào ?

A - Câu cảm thán                                      B - Câu nghi vấn

C - Câu cầu khiến                                      D - Câu phủ định

10. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ tiêu khiến trong vế câu "hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển" ?

A - Làm giàu                                               B - Vui chơi, giải trí

C - Sát phạt, trả thù                                    D - Luyện tập binh pháp

Phần II: Tự luận

Để bài : Bao trùm lên đoạn trích (nêu ở Phần I) là tâm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.

Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét đã nêu.

Giải:

Bài 1 (phần Tự luân)

(1) Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Thuyết minh về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn nghị luận, cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích là tâm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.

(2) (a) Nêu được tác giả bài văn này là Trần Quốc Tuân (1231 ? - 1300) - người đã được vua Trần giao cho làm thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ, thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài.

(b) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm : Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Hịch tướng sĩ, do Trần Quốc Tuấn viết. Sau khi soạn thảo cuốn Binh thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn viết bài hịch này đê khích lệ tướng sĩ học tập cuốn binh thư đó.

(c) Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, cần nêu được các ý sau :

- Băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho tương lai đất nước.

+ Không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục.

+ Chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,...

- Lo lắng cho vận mệnh đất nước.

+ Đặt ra tình huống : nếu có giặc Mông Thát tràn sang...

+ Chỉ ra nguy cơ thất bại : "Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc [....] ta cùng các ngươi sẽ bị bắt".

+ Tỏ rõ nỗi lòng đau đớn trước tình trạng đó : "Đau xót biết chừng nào !".

Bài 2

Phần I: Trắc nghiệm

Đọc kĩ văn bản Nước Đại Việt ta và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

                                                Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xung nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khắc.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng dế một phương,

Tuy manh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

                                              Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.

 

1. Văn bản Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào ?

A - Chiếu dời đô                        B - Hịch tướng sĩ

C - Bình Ngô dại cáo                  D - Bàn luận về phép học

2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào ?

A - Thời kì nước ta chống quân Tống

B - Thời kì nước ta chống gỉặc Mông - Nguyên

C - Thời kì nước ta chống quân Thanh

D - Thời kì nước ta chống giặc Minh

3. Văn bản trên viết theo thể loại gì ?

A - Thơ                     B - Cáo               C - Hịch              D - Chiếu

4. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau ?

A - Cáo được viết bằng văn xuôi

B - Cáo được viết bằng văn vần

C - Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu

D - Cáo được viết bằng văn biền ngẫu

5. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ra đời trong thời điểm nào ?

A - Trước khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh bắt đầu

B - Sau khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi 

C - Lúc cuộc kháng chiến sắp chống giặc Minh kết thúc

D - cả ba thời điểm đều không đúng

6. Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì ?

A - Lòng căm thù giặc                                     B - Tinh thần lạc quan

C - Lòng tự hào dân tộc                                   D - Tư tưởng nhân nghĩa

7. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau :

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác. 

A - Hành động trình bày                                 B - Hành động hỏi

C - Hành động bộc lộ cảm xúc                        D - Hành động điều khiển

8. Chữ văn hiến trong văn bản trên (câu văn ở bài tập 7) được hiểu là gì ?

A - Những tác phẩm văn chương

B - Những người tài giỏi

C - Truyền thống lịch sử vẻ vang

D - Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp

9. Câu "Lưu Cung tham công nên thất bại" thuộc kiểu câu nào ?

A - Câu nghi vân                                             B - Câu cầu khiến

C - Câu trần thuật                                            D - Câu cảm thán

10. Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt ?

A - nhân nghĩa                                                      B - xem xét

C - độc lập                                                            D - tiêu von

Phần II: Tự luận

Để bài: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận xét trên.

Giải:

Bài 2 (phần Tự luận)

(1) Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Có hai nội dung cần thuyết minh là : về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn nghị luận, cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích Nước Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.

(2) (a) Nêu được tác giả bài văn này là Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - người đã từng sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh ; người có công lao to lớn với cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nhưng sau này bị chết một cách oan nghiệt. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

(b) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo, trong đó có đoạn trích Nước Đại Việt ta. Bài đại cáo này là do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc (năm 1428) để tuyên bố chiến thắng vừa giành được.

(c) Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, cần nêu được các ý sau :

- Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời (Như nước Đại Việt ta từ trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu).

- Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng (Núi sông bờ cõi đã chia - Phong tục Bắc Nam cùng khác).

- Tự hào về một dân tộc luôn có truyền thông lịch sử vẻ vang (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập — Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đê một phương).

- Tự hào về một dân tộc luôn có người tài giỏi, thao lược (Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau - Song hào kiệt đời nào cũng có).

- Tự hào về một đất nước có nhiều chiến công vang lừng đã được lưu danh sử sách (Lưu Cung tham công nên thất bại ... Việc xưa xem xét - Chứng cớ còn ghì).

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan