Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Nghị luận trong văn bản tự sự SBT Ngữ Văn 9 tập 1

Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Chuyển lập luận của Hoạn Thư trong các câu thơ sau thành một đoạn văn xuôi, trong đó sử dụng các kiểu câu giả thiết - kết luận ; hoặc nguyên nhân - kết quả.

1. Bài tập 1, trang 139, SGK.

   Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục I.1 là lời của ai ? Người ấy đang thuyết phục ai ? Thuyết phục điều gì ?

Trả lời:

   Đoạn văn trích trong truyện Lão Hạc nêu ở bài tập 1 là lời độc thoại của nhân vật ông giáo. Ở đây chủ yếu là ông giáo đang thuyết phục chính mình. Nội dung thuyết phục thể hiện ngay ở câu đầu của đoạn văn : Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...

2. Lập luận thường nêu lên một giả thiết và đi đến một kết luận. Ví dụ trong câu Chỉ có chăm chỉ thì mới có kết quả học tập tốt, thì Chỉ có chăm chỉ là giả thiết còn mới có kết quả học tập tốt là kết luận.

   Căn cứ vào cách hiểu trên, hãy chỉ ra đâu là giả thiết và đâu là kết luận trong đoạn văn sau :

   Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta; nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Trả lời:

   Trong câu văn đầu, phần giả thiết là Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ ; phần kết luận là thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương...

3. Trong mấy câu thơ sau, Thuý Kiều đã nói với Hoạn Thư những gì ? Hãy chuyển những lời của Thuý Kiều thành một đoạn văn nghị luận.

Thoắt trông nàng đã chào thưa :

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !

Dề dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều “.

Trả lời:

   Nội dung Kiều nói với Hoạn Thư có thể diễn xuôi như sau :

   Tiểu thư bây giờ cũng có ở đây sao ? (chào một cách mỉa mai) Từ xưa đến nay được mấy người phụ nữ ghê gớm như bà ? Ở đời càng sống cay nghiệt càng gặp nhiều oan trái.

   Dựa vào nội dung trên, viết thành đoạn văn nghị luận.

4. Chuyển lập luận của Hoạn Thư trong các câu thơ sau thành một đoạn văn xuôi, trong đó sử dụng các kiểu câu giả thiết - kết luận ; hoặc nguyên nhân - kết quả.

Rằng : “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".

Khen cho: “Thật đã nên rằng,

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.

Tha ra thì cũng may đời,

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen “.

Trả lời:

   Chẳng hạn : Do tôi là phận đàn bà nên có ghen tuông cũng là chuyện thường tình.

Sachbaitap.com


Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan