Lý thuyết trang 84 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
Viết vào chỗ chấm.
Ví dụ 1: 1,5 × 1,2 = ?
Đặt tính rồi tính.
Muốn nhân hai số thập phân ta làm như sau:
• Đặt tính rồi nhân như nhân các số ...........................
• Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng .......... tách ra ở tích ........... chữ số kể từ ......... sang ..............
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính.
0,51 × 8,2 = ?
Lời giải
Ví dụ 1: 1,5 × 1,2 = ?
Ta có: 1,5×1,2=\(\frac{15}{{10}}\)×\(\frac{12}{{10}}\)=\(\frac{180}{{100}}\) =1,8
Đặt tính rồi tính.
Muốn nhân hai số thập phân ta làm như sau:
• Đặt tính rồi nhân như nhân các số tự nhiên.
• Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính.
0,51 × 8,2 = ?
Thực hành
Bài 1 trang 85 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
Đặt tính rồi tính.
a) 2,6 × 5,1 |
b) 0,71 × 4,2 |
c) 0,18 × 0,54 |
Lời giải
Bài 2 trang 85 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
Số?
Lời giải
Luyện tập
Bài 1 trang 85 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
So sánh giá trị của các biểu thức rồi viết vào chỗ chấm.
a) 6,4 × 7 ...... 7 × 6,4 5,3 × 8,2 ...... 8,2 × 5,3
Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất ..................................
a × b ........ b × a
b) (9,2 × 2) × 0,5 .......... 9,2 × (2 × 0,5)
Nhận xét: Phép nhân các số thập phần có tính chất .............
(a × b) × c .......... a × (b × c)
Lời giải
a) 6,4 × 7 = 7 × 6,4 5,3 × 8,2 = 8,2 × 5,3
Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán
a × b = b × a
Giải thích
6,4 × 7 = 44,8 7 × 6,4 = 44,8 Suy ra 6,4 × 7 = 7 × 6,4 |
5,3 × 8,2 = 43,46 8,2 × 5,3 = 43,46 Suy ra 5,3 × 8,2 = 8,2 × 5,3 |
b) (9,2 × 2) × 0,5 = 9,2 × (2 × 0,5)
Nhận xét: Phép nhân các số thập phần có tính chất kết hợp
(a × b) × c = a × (b × c)
Giải thích
(9,2 × 2) × 0,5 = 18,4 × 0,5 = 9,2
9,2 × (2 × 0,5) = 9,2 × 1 = 9,2
Suy ra (9,2 × 2) × 0,5 = 9,2 × (2 × 0,5)
Bài 2 trang 85 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 0,2 × 3,9 × 50 = ................................................ = ................................................ = ................................................ c) 0,5 × 8,3 × 2 000 = ................................................ = ................................................ = ................................................ |
b) 6,7 × 2,5 × 40 = ................................................ = ................................................ = ................................................
|
Lời giải
a) 0,2 × 3,9 × 50 = (0,2 × 50) × 3,9 = 10 × 3,9 = 39 |
b) 6,7 × 2,5 × 40 = 6,7 × (2,5 × 40) = 6,7 × 100 = 670 |
c) 0,5 × 8,3 × 2 000 = (0,5 × 2 000) × 8,3 = 1 000 × 8,3 = 8 300 |
Bài 3 trang 86 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
Một người đi xe đạp trung bình mỗi giờ đi được 14,5 km. Hỏi trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Lời giải
Trong 2,5 giờ người đó đi được số ki-lô-mét là:
14,5 × 2,5 = 36,25 (km)
Đáp số: 36,25 km.
Bài 3 trang 86 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 1
Số?
Bác Ba sơn hai mặt của một bức tường có dạng hình chữ nhật cao 1,2 m và dài 7,5 m. Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tường thì cần dùng 0,2 l sơn. Bác Ba cần dùng ........... l sơn để sơn bức tường đó.
Lời giải
Bác Ba cần dùng 3,6 l sơn để sơn bức tường đó.
Giải thích
Diện tích của bức tường hình chữ nhật là:
1,2 × 7,5 = 9 (m2)
Diện tích 2 mặt tường là:
9 × 2 = 18 (m²)
Bác Ba cần số l sơn để sơn bức tường đó là:
18 × 0,2 = 3,6 (lít)
Đáp số: 3,6 l
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục