Lí thuyết
Bài tập trang 46 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Viết vào chỗ chấm.
Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm và chiều cao 4 cm.
Hình hộp chữ nhật bên gồm các hình lập phương có thể tích 1 cm3
- Tính số hình lập phương ở mỗi lớp:
...................................................
- Tính số hình lập phương của 4 lớp:
...................................................
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là: ..... × ..... × ..... = ..... (cm3)
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy .............. nhân với ............. rồi nhân với ........... (cùng đơn vị đo).
Gọi V là thể tích; a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
Ta có:
V = ...............
Lời giải
Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm và chiều cao 4 cm.
Hình hộp chữ nhật bên gồm các hình lập phương có thể tích 1 cm3
- Tính số hình lập phương ở mỗi lớp:
5 × 3 = 15 (hình)
- Tính số hình lập phương của 4 lớp:
15 × 4 = 60 (hình)
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là: 5 × 3 × 4 = 60 (cm3)
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
Gọi V là thể tích; a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
Ta có:
V = a × b × c
Thực hành
Bài 1 trang 46 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Tính thể tích (V) biết ba kích thước (a, b, c) của hình hộp chữ nhật.
a) a = 10 cm; b = 5 cm; c = 7 cm.
V = ..... × ..... × ..... = ..... (cm3)
b) a = 12 m; b = 8 m; c = \(\frac{15}{{2}}\)m
..............................................................
c) a = 0,6 dm; b = 0,25 dm; c = 4 cm.
.............................................................
Lời giải
a) V = 10 × 5 × 7 = 350 (cm3)
b) V = 12 × 8 × \(\frac{15}{{2}}\) = 720 (m3)
c) Đổi 4 cm = 0,4 dm
V = 0,6 × 0,25 × 0,4 = 0,06 (dm3)
Bài 2 trang 47 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Số đo?
Một hình hộp chữ nhật có thể tích 72,9 cm, chiều dài 6 cm và chiều rộng 4,5 cm. Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là ..............
Lời giải
Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là 2,7 cm
Giải thích
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
72,9 : 6 : 4,5 = 2,7 (cm)
Luyện tập
Bài 1 trang 47 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Số?
Thể tích của hình bên là ............ m3
Lời giải
Thể tích của hình bên là 96 m3
Giải thích
Chia hình bên thành 3 hình hộp chữ nhật bằng nhau
Chiều dài hình hộp chữ nhật nhỏ là: 8 : 2 = 4 (m)
Thể tích hình hộp chữ nhật nhỏ là: 4 × 4 × 2 = 32 (m3)
Thể tích của hình bên là 32 × 3 = 96 (m3)
Bài 2 trang 47 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên.
Lời giải
Ta chia khối gỗ như sau:
Chiều dài hình 1 là:
20 – 12 = 8 (cm)
Chiều cao hình 1 là:
12 – 8 = 4 (cm)
Thể tích hình 1 là:
8 × 4 × 6 = 192 (m3)
Thể tích hình 2 là:
20 × 6 × 8 = 960 (m3)
Thể tích khối gỗ là:
192 + 960 = 1 152 (m3)
Đáp số: 1 152 m3
Bài 3 trang 48 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Bạn Thuỷ xếp sách vào một cái hộp trống có dạng hình hộp chữ nhật. Kích thước của hộp là 0,5 m; 0,4 m và 0,6 m. Sách trong hộp chiếm 30% thể tích hộp. Hỏi trong hộp còn bao nhiêu mét khối để có thể xếp thêm sách? (Biết bề dày của vỏ hộp và khe giữa các quyển sách không đáng kể)
Lời giải
Thể tích của hộp là:
0,5 × 0,4 × 0,6 = 0,12 (m3)
Thể tích sách trong hộp là:
0,12 × 30% = 0,036 (m3)
Trong hộp còn số mét khối để có thể xếp thêm sách là:
0,12 – 0,036 = 0,084 (m3)
Đáp số: 0,084 m3
Khám phá trang 48 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Viết vào chỗ chấm.
Vậy thể tích của ba hình này .................................
Lời giải
Thể tích của ba hình này bằng nhau.
Giải thích
Thể tích của ba hình này có bằng nhau vì các phép tính tính thể tích bằng nhau do tính chất giao hoán.
Thử thách trang 48 Vở bài tập (VBT) Toán 5 - CTST tập 2
Quan sát hình ảnh trong SGK, viết vào chỗ chấm.
Lời giải
Thể tích của hòn đá là 300 cm3
Giải thích:
Thể tích nước trong bể khi không có đá là:
10 × 10 × 4,5 = 450 (cm3)
Thể tích bể nước có đá là:
10 × 10 × 7,5 = 750 (cm3)
Thể tích hòn đá là:
750 – 450 = 300 (cm3)
Đáp số: 300 cm3
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục