Câu 1 (trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Đọc truyện “Sự tích hoa bìm bịp" và bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp” của bạn Hương Thu rồi thực hiện yêu cầu:
Sự tích hoa bìm bịp
Ngày xưa, các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Bìm bịp cũng vậy.
Một hôm, bìm bịp nhìn thấy một cô tiên mặc váy áo nhiều màu sắc từ trên trời bay xuống. Nó cố vươn mình lên để ngắm cô tiên. Thấy vậy, cô tiên hỏi:
– Bìm bịp có thích màu áo của cô không?
Bìm bịp trả lời:
– Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!
Cô tiên dịu dàng:
– Cô sẽ cho cháu bốn viên ngọc có thể hóa phép ra các màu yêu thích.
Nhận những viên ngọc quý, bìm bịp cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.
Thấy trên giàn có chùm nụ mướp, nó tung viên ngọc vàng lên. Nụ mướp nở ra một đám hoa vàng rực rỡ.
Bim bịp nghiêng người xuống, thấy mấy cây mào gà sắp nở hoa, nó liền tung lên viên ngọc màu đỏ. Thế là mào gà khoe sắc hoa thắm đỏ.
Bim bịp nhìn lên trời, bắt gặp toàn mây trắng. Nó nghĩ thầm: “Phải điểm thêm màu mây xanh mới được!". Nó tung lên trời viên ngọc thứ ba. Thoắt cái, bầu trời trở nên biếc xanh.
Bim bịp chỉ còn lại viên ngọc màu tím, màu mà nó thích nhất. Nó liền tung viên ngọc tím lên đầu minh. Tức thì, bim bip đơm những nụ hoa tím ngắt.
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Sự tích hoa bìm bịp
Sáng sớm, tôi vươn mình đón những tia nắng đầu tiên. Nhìn chiếc áo tím biêng biếc dưới ánh mặt trời, lòng tôi hân hoan. Chuyện xảy ra đối với tôi như một giấc mơ.
Tôi là bim bịp. Tôi sống cùng với anh mướp và chị mào gà trong một khu vườn nhỏ. Hôm ấy, khi đang vui đùa với các bạn, tôi nhìn thấy một cô tiên mặc một bộ váy áo màu sắc rực rỡ từ trên trời bay xuống. Thấy cô tiên xinh đẹp, tôi cố vươn mình lên để nhìn ngắm. Thấy vậy, cô tiền lại gần tôi và hỏi:
– Bim bịp có thích màu áo của cô không?
Tôi rụt rè:
– Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!
Cô tiên dịu dàng:
– Cô sẽ cho cháu bốn viên ngọc có thể hoá phép ra các màu yêu thích. Tôi sung sướng nói lời cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.
Gặp anh mướp ở trên giàn, tôi tặng anh viên ngọc vàng. Anh mướp vươn tay ra đỡ lấy viên ngọc, tức thì, những nụ mướp xinh xắn bung nở những cánh vàng rực rỡ.
Rời nhà anh mướp, tôi ghé thăm mấy chị mào gà sắp nở hoa. Nhận viên ngọc màu đỏ tôi tặng, mào gà kiêu hãnh khoe sắc hoa thắm đó.
Tôi vui sướng ngẩng đầu lên. Lúc này, trên đầu tôi là bầu trời với những đám mây trắng bồng bềnh trội. Tôi thầm nghĩ: "Nếu những đám mây có màu xanh thì thật tuyệt!". Tôi tung lên trời viên ngọc thứ ba. Thoắt cái, bầu trời trở nên biếc xanh.
Lúc ấy, trên tay tôi chỉ còn lại duy nhất viên ngọc màu tím, màu mà tôi thích nhất. Tôi quyết định gắn viên ngọc tím lên đầu mình. Tức thì, những nụ hoa bé xinh trên áo tôi đơm màu tím ngắt.
Tôi, anh mướp và chị mào gà sung sướng nắm tay nhau vui hát.
Từ đó, chúng tôi hứa sẽ cùng nhau đem những sắc màu rực rỡ làm đẹp cho cuộc sống mến yêu.
Hương Thu
a. Tìm hiểu về cách bạn Hương Thu kể lại câu chuyện:
– Bạn xưng hô như thế nào khi kể chuyện?
– Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,.... hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
– Những lời nói, ý nghĩ, hành động,... đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?
b. So sánh hai bài viết theo các tiêu chí:
– Người kể chuyện.
– Nội dung của câu chuyện.
– Ý nghĩa của câu chuyện.
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu truyện và bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a.
– Bạn xưng hô tôi khi kể chuyện.
– Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,.... hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc:
+ Vươn mình đón những tia nắng đầu tiên.
+ Lòng tôi hân hoan.
+ Chuyện xảy ra đối với tôi như một giấc mơ
+ Tôi là bim bịp. Tôi sống cùng với anh mướp và chị mào gà trong một khu vườn nhỏ. Hôm ấy, khi đang vui đùa với các bạn, tôi nhìn thấy một cô tiên mặc một bộ váy áo màu sắc rực rỡ từ trên trời bay xuống.
+ Tôi rụt rè
+ Tôi sung sướng nói lời cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.
+ Gặp anh mướp ở trên giàn, tôi tặng anh viên ngọc vàng. Anh mướp vươn tay ra đỡ lấy viên ngọc, tức thì, những nụ mướp xinh xắn bung nở những cánh vàng rực rỡ.
+ Rời nhà anh mướp, tôi ghé thăm mấy chị mào gà sắp nở hoa. Nhận viên ngọc màu đỏ tôi tặng, mào gà kiêu hãnh khoe sắc hoa thắm đó.
+ Tôi vui sướng ngẩng đầu lên. Lúc này, trên đầu tôi là bầu trời với những đám mây trắng bồng bềnh trội. Tôi thầm nghĩ: "Nếu những đám mây có màu xanh thì thật tuyệt!".
+ Những nụ hoa bé xinh trên áo tôi đơm màu tím ngắt.
+ Tôi, anh mướp và chị mào gà sung sướng nắm tay nhau vui hát.
+ Từ đó, chúng tôi hứa sẽ cùng nhau đem những sắc màu rực rỡ làm đẹp cho cuộc sống mến yêu.
– Những lời nói, ý nghĩ, hành động,... đó phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể. Vì nó không làm thay đổi nội dung câu chuyện mà giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn.
b. So sánh hai bài viết theo các tiêu chí:
– Người kể chuyện: khác nhau
– Nội dung của câu chuyện: giống nhau
– Ý nghĩa của câu chuyện: giống nhau
Ghi nhớ
Bài văn kể chuyện sáng tạo còn được viết bằng cách mượn lời của một nhân vật trong câu chuyện để kể lại câu chuyện đó.
Khi kể chuyện bằng lời của một nhân vật, có thể xưng tôi, tớ,... và đặt mình vào vai nhân vật để thể hiện lời nói, ý nghĩ hoặc bày tỏ ý kiến nhận xét, đánh giá,... phù hợp.
Câu 2 (trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cùng bạn trao đổi: Em có thể mượn lời của nhân vật nào khác để kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp”? Khi mượn lời của nhân vật đó, em cần lưu ý những gì?
- Xưng hô
- Lời nói, ý nghĩ
- Hành động
- ?
Lời giải:
Em trao đổi với bạn.
- Mượn lời nhân vật cô tiên.
- Xưng hô: Tôi
- Lời nói, ý nghĩa: yêu mến bìm bịp,….
Vận dụng
Kể lại câu chuyện “Tiếng rao đêm” cho người thân.
Phương pháp:
Em kể lại câu chuyện “Tiếng rao đêm” cho người thân.
Lời giải:
Anh ơi, hôm nay em được học câu chuyện “Tiếng rao đêm”, để em kể cho anh nghe nhé.
Chuyện kể về một bác bán bánh giò với lòng dũng cảm tuyệt vời. Vào một đêm nọ, có một ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, người ta thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đồ rằm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù…
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ây lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường.
Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người bác mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: “Ô... này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ.
Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé... Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính bác đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi...
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục