Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1 Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 49 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 1 Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 48, 49. Dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...

Câu 1 (trang 48 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,...

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu cảnh chọn tải

– Tên danh lam thắng cảnh. 

– Thời điểm chọn tả.

- ?

Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc,... về cảnh chọn tả hoặc liên hệ thực tế.

Phương pháp:

 

Em dựa vào bài tập 2 trang 45, lập dàn ý cho bài văn tả một danh lam thẳng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc được biết qua sách báo, phim ảnh,... theo gợi ý.

Lời giải:

 

I. Mở bài

- Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?

- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài

* Nếu đó là danh lam thắng cảnh:

- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?

- Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.

- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,...

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

* Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:

- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.

- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có).

Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển trong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh, (tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú,...),...

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

III. Kết bài

- Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Bài văn mẫu tham khảo:

Mở bài: Vào tháng 6 năm ngoái, em đã được bố mẹ cho đi du lịch Vịnh Hạ Long.

Thân bài:

- Hạ Long tập trung được trên một vùng lòng chảo rộng lớn hàng trăm hàng nghìn đảo lớn nhỏ với đủ các dáng hình. Có hòn đảo trông như những con rùa khổng lồ thả nổi trên mặt nước. Có đảo lại trông tựa người phụ nữ đang ngóng trông chồng.

- Các đảo nơi đây không chỉ đứng chơ vơ, tách rời và biệt lập mà còn tập trung túm tụm lại với nhau, uốn lượn từng khúc, từng khúc, nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ đang cuộn mình trên mặt biển xanh.

- Vào hang chúng ta như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì.

- Trên vòm hang cao, rộng hình thành vô số vết lõm tròn như dấu chân của trăm ngàn con voi khổng lồ.

- Dưới mặt đất, những mảng đá, núi đá thi nhau mọc lên nhọn hoắt như lưỡi mác. Chúng tập kết lại với nhau tạo thành một rừng chông thiên nhiên trên mặt đất.

Kết bài: Vịnh Hạ Long là một trong số ít những cảnh đẹp nổi tiếng thế giới ở nước ta. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam về một nơi thiên nhiên ưu đãi con người. Em yêu Hạ Long và mong nơi đây mãi giữ được vẻ đẹp long lanh hài hòa đá nước.

Câu 2 (trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:

- Từ ngữ gợi tả

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hoả

- ?

Phương pháp: 

Em chia sẻ trong nhóm theo gợi ý.

Lời giải: 

Em chia sẻ trong nhóm.

* Vận dụng

Sưu tầm và kể cho người thân nghe một mẫu chuyện về Nguyễn Hiền.

Phương pháp: 

Em tiến hành sưu tầm và kể cho người thân nghe một mẫu chuyện về Nguyễn Hiền. Có thể sưu tầm qua sách, báo, internet,...

Lời giải: 

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi điều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan