Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 11 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 56 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 11 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 56. Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.

Chọn một trong những đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.

Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.

Đề 3 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.

Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT

Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 10, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Phương pháp: 

Em tiến hành viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 10 và gợi ý.

Lời giải: 

* Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.

Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.

Một lễ hội em được xem để lại cho em nhiều cảm xúc là lễ hội chọi gà tại quê của em. Lễ hội rất đặc biệt vì được diễn ra thoải mái ở nhiều nơi, có thể là một bãi đất rộng, một góc đường chứ không cần một sân khấu, những chuẩn bị cầu kì như mọi lễ hội khác. Hoạt động diễn ra trong lễ hội chọi gà là hai con gà chọi sẽ chọi, đấu với nhau, xem con gà nào mổ, đạp khoẻ hơn. Những người có gà chọi trong làng đều có thể đến tham gia, mọi người ai muốn đều có thể tới xem. Lễ hội là một hoạt động ý nghĩa để gắn kết tình làng nghĩa xóm, những người có cùng đam mê với lễ hội chọi gà. Em đã được biết thêm một lễ hội, để lại trong em nhiều ấn tượng với hoạt động chọi gà thú vị và hấp dẫn.  

Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT

Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

a. Tự nhận xét bài làm của em theo những yêu cầu dưới đây:

- Giới thiệu dược sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

- Thể hiện được tình cảm, cảm xúc về khung cảnh, hoạt động, người tham gia,... sự việc.

- Sử dụng từ ngữ phong phú, câu văn đúng và hay.

b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).

Phương pháp: 

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa bài viết theo yêu cầu.

Lời giải: 

Em đọc soát và chỉnh sửa bài viết của mình theo các gợi ý, yêu cầu bài đã cho, chỉnh sửa lỗi (nếu có).

* Vận dụng

Trao đổi với người thân về một hoạt động của lớp hoặc của trường đã để lại cho em nhiều cảm xúc.

Phương pháp: 

Em dựa vào trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.

Gợi ý:

- Đó là hoạt động gì?

- Hoạt động đó diễn ra như thế nào?

- Em ấn tượng điều gì?

- Cảm xúc, tình cảm của em ra sao?

Lời giải: 

Lớp em tổ chức một chuyến đi tới công viên khoa học. Tại đây, chúng em được tham quan rất nhiều khu vực: bảo tàng bướm, học cách sơ cứu người chết đuối, trải nghiệm làm chú thợ điện lắp mạch điện, tự làm quạt, hương, con rối dây gỗ, thuyền bằng nan tre vót,… Em cảm thấy trong trường học ít có cơ hội được học tập thực tế, trải nghiệm như vậy. Đó là một hoạt động khó quên trong em.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan