Xem thêm: Bài 28: Tập hát quan họ - Tuần 15
Nội dung chính bài Tập hát quan họ:
Hát quan họ là một nghệ thuật đỉnh cao của thần thái, hình thức và tâm hồn. Người hát quan họ phải là người truyền thần, truyền tính uyển chuyển, chuyên nghiệp, xử lí mỗi điệu quan họ một khác nhau.
* Khởi động
Trả lời câu hỏi Khởi động trang 136 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Nói vài điều em biết về một môn nghệ thuật truyền thống của nước ta.
Phương pháp:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
Gợi ý:
- Em biết môn nghệ thuật truyền thống nào?
- Môn nghệ thuật đó thuộc địa phương nào?
- Đặc điểm ra sao?
Lời giải:
Quan họ là một nghệ thuật truyền thống của nước ta – Dân ca quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ".
TẬP HÁT QUAN HỌ
Dạo ấy, chúng tôi ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng. Trước đây, bà là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng, nên lâu dần người ta gọi bà là bà Trưởng. Đường vào nhà bà cong như cổ ngỗng, hai bên trồng hoa tầm xuân. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo. Táo cổ thụ um tùm rợp bóng, táo chín vỡ thơm nức trên những phiến đá xanh xếp như bộ xa lông đồ sộ ngoài trời. Trong khung cảnh thơ mộng ấy, chúng tôi được nghe các cô gái tập hát quan họ dưới sự chỉ dẫn của bà Trưởng.
Tôi vẫn nhớ những buổi tập hát trong vườn táo mùa xuân. Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô. Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh, tập điệu Ngỏ lời. Điệu Ngỏ lời phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.
Sang hè, đêm trắng, gió lùa từ hồ sen trước nhà thổi lên mát rượi. Các chị lại tập điệu Thương nhau. Điệu Thương nhau phải hát nồng cháy, thiết tha. Bà Trưởng dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh. Sau hè đến thu là lúc các chị tập được nhiều điệu nhất. Điệu cuối cùng là Giã bạn. Đây là điệu kết thúc hội hát, để mọi người ai về quê ấy. Điệu Giã bạn được các chị hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đầu, nghe buồn biết chừng nào!
Tự nhà bà Trưởng ra về, tâm trí tôi vẫn cứ ngân nga điệp khúc da diết “Quan họ nghỉ, chúng em ra về...” của điệu Giã bạn. Tôi vẫn mong ngóng đến ngày, điệp khúc đó sẽ được ngân lên bằng giọng hát của chính tôi, chứ không chỉ vang lên trong tâm trí như khi ấy.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Từ ngữ
- Tàng cây: bóng mát của cây hoặc tán lá xum xuê của cây.
- Liền chị: người nữ hát quan họ.
Câu 1 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Các liền chị tập hát trong khung cảnh như thế nào?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn đầu tiên và đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Các liền chị tập hát trong khung cảnh: Trời se se, nắng ấm xuyên qua tàng cây rơi lổ đổ xuống thảm lá khô.
Câu 2 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm những chi tiết miêu tả các liền chị lúc tập hát.
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Những chi tiết miêu tả các liền chị lúc tập hát: Các liền chị chít khăn đen, má đỏ hồng, ngồi trên những phiến đá xanh.
Câu 3 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Bà Trưởng dạy các liền chị hát mỗi điệu quan họ dưới đây ra sao?
- Ngỏ lời
- Thương nhau
- Giã bạn
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ 2 và 3 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Bà Trưởng dạy các liền chị hát mỗi điệu quan họ:
– Ngỏ lời: phải hát với giọng thẹn thùng, e ấp, tiếng hát phải như nước suối thượng nguồn, róc rách, từ từ, nhưng trong vắt, tinh khôi và hứa hẹn một dòng cuồn cuộn.
– Thương nhau: phải hát nồng cháy, thiết tha; dạy các chị từ cách lấy hơi, nhả chữ tròn vành rõ tiếng, đến cách ngân rung luyến láy âm thanh.
– Giã bạn: hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đầu, nghe buồn biết chừng nào!
Câu 4 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Những chi tiết dưới dây giúp em hiểu điều gì về nhân vật “tôi”?
- Ngày nào cũng đến nhà bà Trưởng nghe các liền chị tập hát quan họ.
- Ngân nga mãi điệp khúc của điệu Giã bạn trong tâm trí.
- Mong ngóng đến ngày chính mình dược hát các giai điệu đó.
Phương pháp:
Em đọc kĩ các chi tiết, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Những chi tiết dưới đây giúp em hiểu nhân vật “tôi” là người rất thích và rất say mê các làn điệu quan họ, muốn được lắng nghe để có thể học tập và dần già muốn trở thành người hát quan họ.
Câu 5 trang 137 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc, nêu cảm nhận của em về nghệ thuật hát quan họ.
Phương pháp:
Em nêu cảm nhận của em về nghệ thuật hát quan họ dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc.
Lời giải:
Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung bài đọc, em thấy nghệ thuật hát quan họ rất tỉ mỉ chỉn chu từ quần áo, đầu tóc cho tới cách hát, cách lấy hơi, cách nhả chữ, nhịp điệu, giọng hát,… để hát được một điệu quan họ là một nghệ thuật thực sự.
* Vận dụng.
Câu 1 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm trong và ngoài bài đọc 2 – 3 từ cho mỗi nhóm dưới đây:
Phương pháp:
Em dựa vào nội dung bài đọc và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
– Môn nghệ thuật: điêu khắc, hội hoạ, văn học, điện ảnh.
– Hoạt động nghệ thuật: múa, đàn, thổi sáo, nhảy.
– Người biểu diễn: diễn viên, danh hài, nghệ sĩ, ca sĩ.
Câu 2 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Sử dụng 1 – 2 từ ngữ đã tìm được ở bài tập 1 để đặt câu giới thiệu một môn nghệ thuật truyền thống.
Phương pháp:
Em viết câu dựa vào từ ngữ ở bài tập 1.
Lời giải:
Bác trưởng thôn vùng núi thổi sáo mèo nghe hay và điêu luyện như một nghệ sĩ.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục