Yêu cầu: Quan sát một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp và ghi lại kết quả quan sát.
Câu 1 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Chuẩn bị.
– Chọn người để quan sát theo yêu cầu.
G:
+ Nếu muốn tả một người thân trong gia đình, có thể chọn người gắn gũi, chăm sóc em hằng ngày hoặc người mà em yêu quý.
+ Nếu muốn tả người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp, có thể chọn một người bạn thân hoặc một người quen biết mà em có nhiều thiện cảm.
– Chọn cách quan sát; có thể quan sát trực tiếp hoặc quan sát qua tranh ảnh, video,…
– Làm phiếu ghi chép kết quả quan sát.
Phương pháp:
Em tiến hành chuẩn bị dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Phiếu ghi chép kết quả quan sát tả người thân trong gia đình – Người quan sát: Mẹ của em – Cách quan sát: Quan sát trực tiếp mẹ em hàng ngày: khi mẹ ở nhà, khi mẹ nghỉ ngơi, khi mẹ ngồi làm việc… |
Câu 2 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Quan sát và ghi chép kết quả.
Lưu ý: Cần lựa chọn những chi tiết tiêu biểu (về ngoại hình, hoạt động. sở trường, sở thích,...) thể hiện nét riêng, giúp phân biệt người được tả với những người khác.
Phương pháp:
Em quan sát và ghi chép kết quả dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Đặc điểm của mẹ em:
– Ngoại hình: Dáng người cao dỏng, mặt mẹ hình trái xoan, tóc đen, môi chúm chím hay cười; tay mẹ hơi nhăn vì làm việc vất vả.
– Hoạt động: mẹ nấu cơm cho gia đình mỗi bữa, mẹ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để quét dọn, giặt giũ đồ dùng; đi chợ, kể chuyện cho cả gia đình cùng nghe.
– Sở trường, sở thích: Mẹ em thích hát, thích được xem phim cùng gia đình.
Câu 3 trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Trao đổi về kết quả quan sát.
a. Chia sẻ kết quả quan sát.
– Người được quan sát là ai?
– Người đó có những đặc điểm nào nổi bật?
b. Nhận xét, góp ý về kết quả quan sát.
– Cách lựa chọn, sắp xếp đặc điểm của người được quan sát
– Cách miêu tả đặc điểm ngoại hình, hoạt động,...
Phương pháp:
Em trao đổi về kết quả quan sát dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Em trao đổi với bạn bè về kết quả quan sát người thân của mình với bạn bè trong lớp. Cùng nhận xét, góp ý về kết quả quan sát của nhau.
* Vận dụng
Trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình.
Phương pháp:
Em trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình.
Lời giải:
Ví dụ: Em có sở thích là đọc truyện, xem phim hoạt hình. Bố em có sở trường là hát hay. Mẹ em có sở trường là nấu ăn giỏi, mẹ thích đi siêu thị mua nhiều món ăn ngon.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục