Loading [Contrib]/a11y/accessibility-menu.js
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 4 Đọc Bến sông tuổi thơ trang 23, 24 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 bài 4 Đọc Bến sông tuổi thơ trang 23, 24. Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ? Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?

Nội dung chính bài Bến sông tuổi thơ:

Bến sông tuổi thơ với kỉ niệm khó quên thời đã qua. Những hình ảnh, những hàng cây, con sông hiện lên vương vấn, làm nao lòng những người yêu quê hương cù lao.

* Khởi động

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 23 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Bạn yêu thích, tự hào về điều gì ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống?

Phương pháp: 

Em nghĩ về điều tự hào ở quê hương hoặc nơi mình sinh sống và chia sẻ.

Lời giải:

Em yêu thích và tự hào ở quê hương mình về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, có rất nhiều những di tích lịch sử còn sót lại về chiến tranh, nhà tù, chiến công hiển hách của ông cha, các tượng đài và mộ anh hùng liệt sĩ,…

Bến sông tuổi thơ

Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy trước nhà có một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng...

Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít. Chúng tôi thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn. Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.

Những ngày nước ròng nước lớn, con sông mang phù sa bồi đắp cho cây bần ngày một lấn ra sông. Chiều chiều, gió từ phía sông thổi về man mác, những bông hoa bần tim tím nở xoè, từng cánh hoa thi nhau rơi xuống rồi cuốn trôi theo dòng nước. Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.

Trái bần chua cũng là một đặc sản của quê tôi. Vì trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được. Cá bông lau là thứ cá ngon quý hiếm, chỉ có theo mùa, còn cá bống sao thì ngược lại, có quanh năm. Khi rảnh rỗi, chúng tôi chỉ cần xuống bãi sông lội một lát là kiếm được cá, lượm vài ba trái bần là nấu được nồi canh chua. Ai đến cù lao quê tôi mà chưa từng thưởng thức món canh này thì cũng xem như chưa đến.

Mỗi lần đi đâu xa nhà, tôi lại nhớ bến sông quê có hàng bần nở hoa tím chờ gió thổi qua. Khi đó, tôi tưởng đâu như có hương thơm của những trái bần chín và mùi vị của canh cá bống sao nấu với trái bần chua. Những cây bần con bên sông vẫn cứ tiếp tục mọc lên để duy trì màu xanh bờ bãi cù lao quê hương tôi.

(Theo Lê Văn Trường)

Câu 1 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Từ khi sinh ra, những hình ảnh nào của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ?

Phương pháp:

Em đọc câu văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

“Từ khi sinh ra và lớn lên, tôi đã thấy trước nhà có một dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng...”

Lời giải: 

Từ khi sinh ra, những hình ảnh của quê hương đã trở nên thân thuộc với bạn nhỏ là: dòng sông êm đềm lững lờ con nước, có hàng bần xanh soi bóng nghiêng nghiêng. 

Câu 2 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm gì cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ?

Phương pháp: 

Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải:  

Bạn nhỏ đã có những kỉ niệm cùng bạn bè trên bến sông tuổi thơ: tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít. Thường lấy chén muối ớt hoặc chén mắm đồng rồi rủ nhau hái những trái bần để ăn. Hôm nào lỡ tay cho nhiều ớt quá thì cả bọn vừa ăn vừa hít hà vì cay.

Câu 3 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên như thế nào?

Phương pháp: 

Em đọc kĩ bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải:  

Trong cảm nhận của bạn nhỏ, vẻ đẹp của quê hương hiện lên quen thuộc, gần gũi.

Câu 4 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản gì của quê hương? Chi tiết nào cho thấy bạn rất tự hào về đặc sản đó của quê mình?

Phương pháp: 

Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải:  

Bạn nhỏ nhắc đến đặc sản của quê hương là trái bần.

Chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về đặc sản trái bần của quê mình là: trái bần mà đem nấu canh chua cá bống sao hay cá bông lau thì khó có món nào ngon hơn được.

Câu 5 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh nào của vùng đất cù lao? Vì sao?

Phương pháp:

Em dựa vào bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải: 

Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh của vùng đất cù lao là: hàng bần soi bóng nghiêng nghiêng. Vì khung cảnh này cho em thấy không gian làng quê yên bình, có những rặng lá đung đưa theo gió, những mùi thơm, ảnh đẹp của hoa bần, trái bần và vị ngon ngọt của trái bần làm quê hương thật ấn tượng.

* Luyện tập

Bài 1 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Từ tôi và chúng tôi ở hai đoạn đầu của bài đọc được dùng để chỉ ai? Từ nào chỉ một người, từ nào chỉ nhiều người?

Phương pháp:

Em đọc hai đoạn đầu của bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải:  

Từ tôi và chúng tôi ở hai đoạn đầu của bài đọc được dùng để chỉ tác giả và những người bạn của tác giả. Trong đó, từ tôi chỉ một người, từ chúng tôi chỉ nhiều người.

Bài 2 trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:

Thỉnh thoảng lại nghe những trái bản chín rớt tỏm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gần gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này.

Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bến sông, vui đùa đủ các trò của tuổi con nít.

Trái bần chua cũng là một “đặc sản” của quê tôi.

b. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.

A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.

B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.

C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.

D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.

Phương pháp: 

Em đọc kĩ các từ, suy nghĩ về nghĩa và tìm từ đồng nghĩa phù hợp.

Lời giải:  

a. Từ có nghĩa giống với rớt: rơi, rụng.

Từ có nghĩa giống với cù lao: đảo, hòn đảo.

Từ có nghĩa giống với con nít: trẻ con, tụi nhỏ.

Từ có nghĩa giống với trái: quả.

b. Qua những từ in đậm ở trên, em nhận xét về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ: C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan