Xem thêm: Bài 6: Ngôi sao sân cỏ - Tuần 3
Câu 1 trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sa Pa, ngày 30 tháng 9 năm 2024
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
CỦA TỔ 1, LỚP 5C, TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 5C.
Em xin báo cáo các hoạt động của tổ 1 trong tháng 9 vừa qua như sau:
1. Về học tập:
– Tất cả thành viên của tổ 1 tích cực học tập, hàng hải phát biểu ý kiến trong nhóm, trước lớp.
– Một số bạn được tuyên dương trong học tập:
TT |
Họ và tên |
Thành tích |
Môn |
1 |
Nguyễn Đức Việt |
Có cách giải bài tập thông minh. |
Toán |
2 |
Hoàng Hà Phương |
Viết bài văn kể chuyện có chi tiết sáng tạo thú vị. |
Tiếng Việt
|
3 |
Trần Nhật Anh |
Lập sơ đồ tư duy khoa học, đẹp mắt. |
Khoa học |
2. Về việc thực hiện nội quy của trường, lớp:
- Hầu hết các bạn trong tổ đi học đầy đủ, đúng giờ; chỉ có 1 bạn nghỉ học 3 ngày vì bị ốm (bạn Phạm Thị Thanh Hương).
- Cả tổ thực hiện nghiêm túc việc giữ gìn sạch sẽ lớp học, săn trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
- Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học.
3. Về các hoạt động khác:
- Hát đơn ca trong liên hoan văn nghệ chào mừng ngày khai trường: bạn Nguyễn Chi Mai.
- Giới thiệu cuốn sách hay trong giờ sinh hoạt lớp: bạn Lê Gia Bách.
TỔ TRƯỞNG
Việt
Nguyễn Đức Việt
a. Bản báo cáo trên viết về điều gì?
b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?
c. Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.
Phần đầu
Phần chính
Phần cuối
d. Nhận xét về cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.
– Về hình thức
– Về nội dung
Phương pháp:
Em đọc kĩ bản báo cáo, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Bản báo cáo trên viết về hoạt động trong tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, trường Tiểu học Kim Đồng.
b. Bản báo cáo được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 5C. Tổ trưởng của tổ 1 là người viết báo cáo đó.
c. Thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.
– Phần đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm thời gian viết báo cáo, tên báo cáo.
– Phần chính: Người nhận, nội dung báo cáo chi tiết từng phần.
– Phần cuối: Tên người viết báo cáo, chức vụ, kí và ghi rõ họ tên.
d. Cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.
– Về hình thức: Rõ ràng, mạch lạc từng phần, dễ nhìn từng nội dung được bôi đậm, kẻ bảng, tô khác màu. in nghiêng, thẳng phân biệt.
– Về nội dung: Ngắn gọn, súc tích, diễn đạt câu rõ ý, dễ hiểu.
Câu 2 trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.
Trước khi viết:
- Dựa vào đâu để xác định những nội dung cần báo cáo?
- Bằng cách nào có thể thu thập đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết?
- Vì sao cần lập bảng biểu trong bản báo cáo?
- ?
Trong khi viết:
- Cần chú ý điều gì khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức)?
- Trình bày các công việc như thế nào để dễ theo dõi?
- Làm thế nào để trình bày bảng biểu khoa học, đẹp mắt?
Sau khi viết:
- Rà soát nội dung báo cáo như thế nào để phát hiện lỗi?
- Căn cứ vào đâu để biết bản báo cáo được trình bày đúng yêu cầu?
Phương pháp:
Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.
Ghi nhớ
Bản báo cáo công việc gồm 3 phần:
– Phần đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức (Đội, Đoàn,...) và địa điểm, thời gian viết báo cáo.
– Phần chính: tiêu đề, người nhận, nội dung báo cáo (các công việc đã thực hiện).
– Phần cuối: người viết báo cáo (chữ kí, họ và tên).
Nội dung báo cáo trình bày theo mục để dễ theo dõi.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục