Xem thêm: Ôn tập chương VI - KNTT
Câu hỏi:
Cả ba vòi cùng chảy vào một cái bể cạn. Nếu hai vòi I và II cùng chảy thì bể đầy sau 60 phút. Nếu hai vòi II và III cùng chảy thì bể đầy sau 75 phút. Nếu hai vòi III và I cùng chảy thì bể đầy sau 50 phút.
a) Nếu cả ba vòi cùng chảy thì bể đầy sau bao lâu?
b) Nếu riêng mỗi vòi chảy một mình thì bể đầy sau bao lâu?
Lời giải:
Trong 1 phút:
a) Vòi I và vòi II chảy được: \(\frac{1}{{60}}\) bể
Vòi II và III chảy được: \(\frac{1}{{75}}\) bể
Vòi III và I chảy được: \(\frac{1}{{50}}\) bể
Do đó, trong 1 phút, 2 lần vòi I+ 2 lần vòi II + 2 lần vòi III chảy được: \(\frac{1}{{60}} + \frac{1}{{75}} + \frac{1}{{50}} = \frac{1}{{20}}\)bể
Trong 1 phút, cả 3 vòi cùng chảy thì được: \(\frac{1}{{20}}:2 = \frac{1}{{40}}\) bể
Vậy nếu cả 3 vòi cùng chảy thì 40 phút đầy bể
b) Trong 1 phút, vòi I+ II chảy được \(\frac{1}{{60}}\)bể, cả 3 vòi chảy được \(\frac{1}{{40}}\)bể nên trong 1 phút, vòi III chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{60}} = \frac{1}{{120}}\) bể. Do đó, vòi III chảy một mình thì 120 phút đầy bể
Tương tự, trong 1 phút, vòi I chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{75}} = \frac{7}{{600}}\) bể. Do đó, vòi I chảy một mình thì \(1:\frac{7}{{600}} = \frac{{600}}{7}\) phút thì đầy bể
Trong 1 phút, vòi II chảy được: \(\frac{1}{{40}} - \frac{1}{{50}} = \frac{1}{{200}}\) bể. Do đó, vòi II chảy một mình thì 200 phút thì đầy bể.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục