Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 8 Hãy lắng nghe trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 8 Hãy lắng nghe trang 113, 114. Cách tả tiếng sóng, tiếng gió, tiếng mưa ở đoạn đầu có gì thú vị? Tiếng của mỗi loài chim được nhắc đến ở đoạn đầu được tả bằng những từ ngữ nào?

Nội dung chính bài Hãy lắng nghe:

Bài đọc đề cập đến những âm thanh tuyệt vời trong cuộc sống. Qua đó gửi gắm thông điệp mọi người hãy lắng nghe để thấy được sự mới lạ và hòa quyện của mỗi âm thanh.

* Khởi động

Trả lời câu hỏi Khởi động trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo:

Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Bạn ơi hãy lắng nghe”:

Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe

Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào

Tiếng đàn cả vui đùa đây cát

Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.

Dân ca Ba Na – Sưu tầm, dịch lời: Tôn Ngọc Thanh 

Phương pháp: 

Em nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát “Bạn ơi hãy lắng nghe” và chia sẻ cảm xúc của mình.

Lời giải: 

Em thấy tâm hồn mình trở nên thư thái, mở rộng trí liên tưởng về một không gian thiên nhiên hữu tình, nên thơ. 

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Hãy lắng nghe

Hãy lắng nghe tiếng gió trên bãi mía. Đó là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Hãy lắng nghe tiếng gió trên trà lúa, đó là tiếng thì thầm của ấm no. Tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá cần cù suốt ngày này sang tháng khác. Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội. Tiếng con chim tu hú báo hiệu mùa hè khắc khoải, con chim vít vịt gọi mưa giữa khi trời trong sáng, con cu cườm đánh thức những buổi trưa im vắng đầy ngái ngủ. Con cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm bao nhiêu thì con chim sơn ca hót véo von, lảnh lót, rộn rã bấy nhiêu...

Hãy lắng nghe tiếng của thiên nhiên, của quê hương cứ reo lên, hát lên hằng ngày quanh ta. Cây cỏ, chim muông, cả tiếng mưa, tiếng nắng,... lúc nào cũng thầm thì lao xao, náo nức, tí tách,...

Bạn ơi, nếu bạn lắng nghe, bạn sẽ tìm ra được bao điều mới lạ, giống như được nghe một bản hoà nhạc, mỗi âm thanh của mỗi cây đàn đều mang cá tính riêng của mình. Nhưng tất cả hoà vào nhau tạo thành cái diệu kì, nâng hồn ta lên, đầy mê thích.

Theo Băng Sơn

- Trà: (nghĩa trong bài) tập hợp những cây cùng loại, cùng gieo trồng và thu hoạch trong một thời gian, một đợt.

- Chim vít vịt (chim tìm vịt): loài chim nhỏ, có tiếng kêu rất da diết.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Cách tả tiếng sóng, tiếng gió, tiếng mưa ở đoạn đầu có gì thú vị?

Lời giải: 

- Tiếng gió trên bãi mía. Đó là tiếng xào xạc nhè nhẹ của không gian. Tiếng gió trên trà lúa, đó là tiếng thì thầm của ấm no.

- Tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá cần cù suốt ngày này sang tháng khác.

- Tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội.

Câu 2 (trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tiếng của mỗi loài chim được nhắc đến ở đoạn đầu được tả bằng những từ ngữ nào?

Phương pháp: 

Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải: 

- Tiếng con chim tu hú báo hiệu mùa hè khắc khoải

- Tiếng con chim vít vịt gọi mưa giữa khi trời trong sáng

- Tiếng con cu cườm đánh thức những buổi trưa im vắng đầy ngái ngủ.

- Con cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm

- Con chim sơn ca hót véo von, lảnh lót, rộn rã...

Câu 3 (trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): “Tiếng của thiên nhiên, của quê hương” được tả ở đoạn 2 gợi cho em cảm xúc gì?

Lời giải: 

“Tiếng của thiên nhiên, của quê hương” được tả ở đoạn 2 gợi cho em cảm xúc vui tươi, yêu thiên nhiên, đất nước.

Câu 4 (trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc qua đoạn 3?

Phương pháp: 

Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc, suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Lời giải: 

Tác giả muốn gửi gắm thông điệp hắng lắng nghe bởi mỗi âm thanh của mỗi cây đàn đều mang cá tính riêng của mình. Nhưng tất cả hoà vào nhau tạo thành cái diệu kì, nâng hồn ta lên, đầy mê thích.

Câu 5 (trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Em thích âm thanh nào được tả trong bài? Vì sao?

Lời giải: 

Em thích âm thanh tiếng mưa. Vì tiếng mưa rào rào như bước chân người đi vội. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan