Xem thêm: Bài 6: Điểm tựa tinh thần
Câu 1 trang 3 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Đọc lại mục Tri thức đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai. tr. 5 và nêu các yếu tố chính của truyện
Phương pháp:
Đọc kĩ mục Tri thức đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai. tr. 5
Trả lời:
Truyện |
Là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật. |
Chi tiết tiêu biểu |
Là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm. |
Ngoại hình của nhân vật |
Là những đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục. |
Ngôn ngữ của nhân vật |
Là lời của nhân vật trong tác phẩm thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép có dấu hai chấm. |
Hành động của nhân vật |
Là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. |
Ý nghĩ của nhân vật |
Là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật. |
Câu 2 trang 3 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện?
Phương pháp:
Nhớ lại kiến thức về ngôn ngữ nhân vật
Trả lời:
Để nhận ra ngôn ngữ nhân vật trong truyện cần dựa vào các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép có dấu hai chấm.
Câu 3 trang 3, 4, 5, 6 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Truyện có những nhân vật nào?
b. Nhân vật nào là nhân vật chính?
c. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:
Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đồng cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.
Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thập hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.
Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều đuy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa. Tôi cảm thấy xấu hỗ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.
d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?
e. VB viết về đề tài gì?
g. Nêu chủ đề của truyện.
Trả lời:
a. Truyện có những nhân vật như: “tôi”, Xin, ông Xung.
b. Nhân vật chính là nhân vật “tôi”, vì các sự việc trong truyện đều xoay quanh nhân vật “tôi”.
c. Em thực hiện câu này bằng cách liệt kê vào bảng sau:
Một số chi tiết miêu tả ý nghĩ và hành động của nhân vật “tôi”
Ý nghĩ |
Hành động |
Tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực. |
Vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. |
… |
… |
d. Những chi tiết này cho thấy nhân vật “tôi” có nét tính cách của trẻ con: ngây thơ, hồn nhiên.
đ. Câu hỏi này có thể có những câu trả lời khác nhau về phẩm chất của ông Xung:
- Thể hiện lòng nhân hậu, thương người của ông Xung.
- Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí nhân vật “tôi” của ông Xung nên có cách giáo dục nhân vật “tôi” nhận ra lỗi lầm một cách tế nhị.
- Thể hiện niềm tin của ông Xung vào bản chất lương thiện của nhân vật “tôi”.
e. Trước hết, em hãy nhớ lại khái niệm đề tài đã được học trong bài 2 SGK Ngữ văn 6, tập một (mục Tri thức đọc hiểu), sau đó đọc kĩ văn bản để xác định đề tài.
Chủ đề của văn bản này là cách giáo dục trẻ em khi trẻ phạm lỗi lầm.
g. Thao tác cũng tương tự câu trên. Việc nhớ lại khái niệm chủ đề sẽ giúp em xác định được chủ đề của văn bản. Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống.
Chủ đề văn bản Ăn trộm táo: qua câu chuyện này tác giả nói về cách giáo dục trẻ em tế nhị của người lớn đã góp phần khơi dậy lòng hướng thiện của đứa trẻ.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục