Xem thêm: Bài 7: Gia đình thương yêu
Câu 1 trang 20 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Để buổi thảo luận về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất diễn ra thành công, theo em, nhóm cũng như bản thân mỗi thành viên cần chuẩn bị những gì?
Phương pháp:
Xem lại hướng dẫn trong phần Nói và nghe ở bài Lắng nghe lịch sử nước mình trong SGK
Trả lời:
Để thảo luận nhóm có hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Thành lập nhóm và phân công công việc
Một nhóm nhỏ nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công.
Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận
Để thống nhất mục tiêu, thời gian thảo luận, cả nhóm cần trả lời những câu hỏi sau:
Mục đích của buổi thảo luận này là gì? Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu? Nhóm dẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến trong khi thảo luận?
Bước 2: Thảo luận
Trình bày ý kiến
Trong bước này, nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
Phản hồi các ý kiến
Để làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lí, ta cần dành thời gian để phản hồi bằng cách nêu câu hỏi, đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để phản đối ý kiến chưa hợp lí.
Để phản hồi được ý kiến của các bạn khác trong nhóm, trước hết cần lắng nghe và ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn, những điều muốn trao đổi với bạn và những điều bạn muốn trao đổi lại
Thống nhất giải pháp
Trong bước này, thư kí sẽ tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm quyết định giải pháp nào là tối ưu.
Câu 2 trang 20 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Câu lạc bộ văn học của trường em đang chuẩn bị tổ chức Hội thơ. Tuần này, câu lạc bộ sẽ họp để bàn về các tiêu chí đánh giá các bài dự thi, trong đó có bàn về tiêu chí đánh giá một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ hay. Em là một thành viên trong câu lạc bộ. Em hãy chuẩn bị để trình bày ý kiến của mình.
Phương pháp:
Liên hệ bản thân.
Trả lời:
Để chuẩn bị tốt cho phần trình bày của mình trong buổi họp câu lạc bộ bàn về các tiêu chí đánh giá các bài dự thi trong hội thơ, trong đó có bàn về tiêu chí đánh giá một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ hay, em cần:
- Xác định mục đích của buổi thảo luận, thời gian dự kiến dành cho nhóm cũng như cho phần em trình bày ý kiến.
- Chuẩn bị ý kiến bàn về tiêu chí đánh giá một đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ hay. Em có thể tham khảo đoạn văn em mới viết ở phần Viết và các ý trong bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ở trên để chuẩn bị.
- Phác thảo dàn ý bài nói dưới đạng các gạch đầu dòng và các cụm từ ngắn để dễ nhớ.
* Gợi ý:
Thơ thế nào là hay? Đây là một câu hỏi có thể đã được đặt ra từ khi loài người biết đến thơ. Người xưa đã bàn, người nay còn nói.
Một bài thơ hay phải hội đủ ba yếu tố: Lời hay, Ý đẹp, và Truyền cảm. Có cả ba yếu tố thiết yếu này, người ta gọi tắt là một bài thơ hay, một bài thơ có hồn. Lời thơ trong sáng, tự nhiên, không cố ý gọt dũa, hoặc có gọt dũa, nhưng người đọc không thấy, ta gọi tắt là lời hay. Ý thơ hàm súc, dồi dào, gọi tắt là ý đẹp. Ðọc lên thấy xúc động, nao nao, xao xuyến trong tâm hồn, tức là thơ có sức truyền cảm.
Thêm nữa, một bài thơ hay còn phải là một bài thơ viết có chủ đề, có nội dung và nội dung cần cô đọng, các phần cần mạch lạc rõ ràng. Tránh làm các bài thơ mà nội dung lan man, không có nội dung hoặc có quá nhiều sự việc trong một bài thơ.
Tóm lại, để đánh giá một bài thơ hay thì còn cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Sẽ tùy thuộc vào từng bài mà có những cách đánh giá khác nhau.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục