Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Bài tập 6 trang 20 - Bài 8 SBT Ngữ Văn lớp 6 tập 2 - Kết nối tri thức

Bình chọn:
4 trên 5 phiếu

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 20 - Bài tập 6 đọc hiểu và thực hành tiếng Việt bài 8 sách bài tập ngữ văn 6 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống. Vì sao người viết cho rằng cười nhạo người khác không phải là điều quá nghiêm trọng và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 

Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trỏ lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra. 

(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?

Trả lời:

Câu thứ nhất là một câu hỏi. Câu thứ hai trả lời cho câu hỏi đó.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Ở đoạn trích trên, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?

Trả lời:

Ở đoạn trích, người viết chủ yếu dùng lí lẽ để bàn luận về vấn đề

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Em hiểu như thế nào về câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”? Câu này có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân?

Trả lời:

Câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người.” có nghĩa: trên đời này, hầu như ai cũng đã từng cười cợt, chê bai người khác. Mỗi cá nhân cần biết đó là biểu hiện không tốt, cần phải tránh.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Vì sao người viết cho rằng cười nhạo người khác không phải là điều quá nghiêm trọng và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa?

Trả lời:

Cười nhạo người khác tuy là một nhược điểm của con người, nhưng điều đó chưa tệ hại bằng những thói xấu khác như sự bất nhân, độc ác, tàn nhẫn,... Ở phần sau của đoạn, người viết đã chỉ ra cách chữa “căn bệnh” này.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Theo tác giả, “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác là gì? Hãy nêu ý kiến của em về “phương thuốc” đó.

Trả lời:

Yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, đó là “phương thuốc” mà người viết đề xuất nhằm trị “căn bệnh” cười nhạo. Bên cạnh “phương thuốc” này, có thể còn có những cách khác, chẳng hạn: phát huy vai trò của giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, xây dựng quan hệ thân tình gắn bó giữa các thành viên trong tập thể, cộng đồng,... Tóm lại, tuỳ từng trường hợp cụ thể để chọn cách “chữa trị” phù hợp.

Câu 6 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Vì sao trong câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”, không thể dùng từ yếu điểm thay cho từ nhược điểm?

Trả lời:

Nhược điểm là điểm yếu kém, yếu điểm là điểm chủ yếu. Vì sự khác nhau về nghĩa như vậy, cho nên không thể dùng từ yếu điểm thay cho nhược điểm ở câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”.

Câu 7 trang 20 SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu hỏi:

Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này”, theo em, có thể thay từ phương thuốc bằng từ nào mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi?

Trả lời:

Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này”, có thể thay từ phương thuốc bằng từ bài thuốc mà vẫn giữ nguyên ý.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan