Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài tập tự luận 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 94 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9

Bình chọn:
4 trên 2 phiếu

Bài 1. Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh mật độ của quần thể.

Bài 1. Hãy trình bày cơ chế tự điều chỉnh mật độ của quần thể.

Lời giải:

Các điều kiện của môi trường sống luôn ảnh hưởng tới quần thể như : khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, kẻ thù... và do đó làm mật độ quần thể thay đổi.

Khi các điều kiện môi trường thuận lợi như khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều... thì số lượng cá thể của quần thể tăng tức là mật độ quần thể tăng. Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể quần thể tăng quá cao vượt quá khả năng chịu đựng của không gian sống, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở chật chội... thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Do vậy, mật độ quần thể lại trở về mức cân bằng.

Như vậy, mật độ quần thể là một chỉ số sinh học quan trọng thể hiện sự cân bằng giữa khả năng sinh sản của quần thể với sức chịu đựng của môi trường : số lượng cá thể của quần thể ổn định và nhu cầu sử dụng nguồn sống cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Bài 2. Những tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể ? Những tập hợp sinh vật nào không phải là quần thể ?

-    Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.

-    Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú. Hà Nội.

-    Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.

-    Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.

-    Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.

-    Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà Nội.

-    Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình.

-     Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.

Lời giải:

-     Những tập hợp sinh vật là quần thể :

+ Tập hợp cá chép cùng loài ở Hồ Tây, Hà Nội.

+ Tập hợp các con cá mè thuộc cùng một loài trong ao đình.

+ Bầy voọc cùng loài trong rừng Cúc Phương.

+ Các cây lúa thuộc cùng một loài trên một cánh đồng lúa rộng mênh mông.

-     Những tập hợp sinh vật không phải là quần thể :

+ Tập hợp các con voi trong vườn Bách thú, Hà Nội.

+ Tập hợp các con chim công trong vườn Bách thú, Hà Nội.

+ Tập hợp các con gà lôi trong vườn Bách thú, Hà.Nội.

+ Tập hợp các con gà nuôi trong một hộ gia đình. 

 

Bài 3. Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là gì ?

Lời giải:

Mật độ quần thể là một đặc trưng cơ bản của quần thể, đó là số lượng hay khối lượng sinh vật trên một đơn vị diện tích hay trong một đơn vị thể tích. Mật độ quần thể là một chỉ số quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa khả năng sinh sản của quần thể với sức chứa của môi trường.

Trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là trạng thái trong đó số lượng cá thể của quần thể ổn định và nhu cầu sử dụng nguồn sống của sinh vật phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.

Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật là cơ chế điều hoà mật độ quần thể trong trường hợp mật độ tăng cao hay xuống thấp dưới tác động của ngoại cảnh. Cơ chế này sẽ thay đổi tốc độ sinh trưởng của quần thể bằng cách tác động lên tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.

 

Bài 4. Hãy nêu nhận xét về 3 dạng tháp dân số (ở Ấn Độ năm 1970 (a), Việt Nam năm 1989 (b) và Thuỵ Điển năm 1955 (c)) sau đây :

                                   Nhóm tuổi                                                      Nhóm tuổi                                              Nhóm tuổi   

 

Lời giải:

- Ba dạng tháp dân số biểu thị đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thế người tại 3 nước là Ấn Độ, Việt Nam và Thuỵ Điển.

-     Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau :

+ Nhóm tuổi trước sinh sản : từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.

+ Nhóm tuổi sinh sản : từ 15 đến 64 tuổi.

+ Nhóm tuổi sau sinh sản : từ 65 tuổi trở lên.

-     Về 3 dạng tháp dân số :

+ Dạng a (tháp dân số Ấn Độ) : Đáy rộng chứng tỏ số trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh nhọn do tỉ lệ người tử vong cao (số người qua từng độ tuổi từ thấp đến cao giảm dần) và như vậy, tuổi thọ trung bình thấp.

+ Dạng b (tháp dân số Việt Nam) : Đáy rộng nhưng cạnh tháp xiên ít hơn so với dạng a chứng tỏ tỉ lệ sinh cao và tỉ lệ tử vong thấp hơn. Tuổi thọ trung bình đã cao hơn so với tháp a.

+ Dạng c (tháp dân số Thuỵ Điển) : Đáy hẹp và đỉnh không nhọn, cạnh tháp ít xiên chứng tỏ tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong thấp, tuổi thọ trung bình cao.

 

Bài 5. Phát triển dân số một cách hợp lí là như thế nào ?

Lời giải:

-     Dân số tăng tự nhiên là kết quả của số người được sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Tuy nhiên, trong thực tế sự tăng hoặc giảm dân số còn tuỳ thuộc vào sự di cư.

-     Ở nhiều nước trên thế giới, việc tăng dân số quá nhanh đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội và gây nên những hậu quả như thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu nơi ở, thiếu trường học, bệnh viện, phá hoại rừng, gây ô nhiêm môi trường, chậm phát triển kinh tế...

-     Để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì cần phải phát triển dân số một cách hợp lí, tức là không để dân số tăng quá nhanh, phát triển dân số phải hài hoà với sự phát kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ tốt môi trường sống, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Như vậy, sẽ không dẫn đến những hậu quả như trên đã nêu.

 

Bài 6. Mắt xích trong chuỗi thức ăn là gì ? Cho ví dụ.

Lời giải:

-    Trong chuỗi thức ăn, nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

-     Mắt xích trong chuỗi thức ăn là vị trí của một loài sinh vật trong chuồi thức ăn. Tại đó, loài sinh vật này dùng loài sinh vật đứng trước (mắt xích kế cận phía trước) làm thức ăn và đến lượt nó lại bị loài sinh vật đứng sau (mắt xích kế cận phía sau) dùng làm thức ăn.           

-    Ví dụ chuỗi thức ăn : Cây lúa —> Sâu đục thân —> Chim —> Cáo —> Đại bàng

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Sinh 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan