Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Bài tập 7 trang 34 - Bài 5 - SBT Ngữ Văn 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào thời điểm nào? Miền quê châu thổ sau mùa lũ có gì đặc biệt? Tìm các trường hợp dùng dấu ngoặc kép trong đoạn trích và nêu công dụng trong từng trường hợp.

Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 34 SBT Văn 6 Kết nối tri thức

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bao giờ cũng thế, sau cơn lũ, nước rút, các loại cá giã từ đồng bãi túa ra sông, rạch, kênh, mương. Cá nhiều vô kể. Cá lóc, cá rô, cá mè, cá chạch, cá chài, cá dảnh, cá mè vinh, cá tra, cá vồ, cá chép, cá cốc, cá hú, cá bông lau, cá bụng,... Nhưng tháng 10 âm lịch là thời điểm cá linh áp đảo khắp nơi sông nước đồng bằng. Cá “ken đặc nước "cá linh đua".

Không phải đợi đến tháng 10 mới có cá linh. Sau những đêm ngày vợ chồng Ngâu sướt mướt chia tay, cuối tháng 7, đầu tháng 8 ta, nhiều người bạn đã rủ rê: “Về đi, cá linh non, bông điên điển đã có rồi”.

Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của một hồ phẳng lặng, nước trong veo, xanh biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ Cửu Long, gió sớm hiu hiu, mặt nước lao xao bóng nắng. Ngồi với bạn bè trong mới lá nhà sàn, lút vợt tre, bên tô cá linh kho lạt, đĩa bông điên điển vàng hươm, gắp một nhúm cá con cặp vào bông điên điển, nhắp li đế quê nhà,... Một chút hồn quê đã đến với ta trong khoảnh khắc.

(Mai Văn Tạo, trích Mùa vui sông nước, Tản văn, NXB Hội Nhà văn, 1999, tr. 183 - 184) 

Câu 1 (trang 34, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) 

Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào thời điểm nào? Miền quê châu thổ sau mùa lũ có gì đặc biệt?

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải: 

Tác giả về thăm “miền quê châu thổ Cửu Long” vào mùa cá linh, tầm tháng 10 âm lịch, sau mùa lũ. Miền quê châu thổ sau mùa lũ có rất nhiều cá, đặc biệt là cá linh. 

Câu 2 (trang 34, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) 

Đoạn trích nói tới món ăn quen thuộc nào của người dân Đồng bằng sông Cửu Long?

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải: 

Đoạn trích nói tới một món ăn quen thuộc của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, đó là món cá linh ăn kèm bông điên điển 

Câu 3 (trang 34, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) 

Với tác giả, món ăn quen thuộc đó có ý nghĩa như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng.

A. Là cớ gặp gỡ bạn bè

B. Gắn với người dân quê

C. Mang chút hồn quê

D. Quảng bá sản phẩm du lịch

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn trích và chọn đáp án đúng

Lời giải: 

Đáp án C. 

Câu 4 (trang 34, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) 

Tìm các trường hợp dùng dấu ngoặc kép trong đoạn trích và nêu công dụng trong từng trường hợp.

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải: 

Các trường hợp dùng dấu ngoặc kép:

- Cá “ken đặc nước” “cá linh đua”: dẫn lại những cách gọi tên, cách nói khác về loài cá linh (nhấn mạnh số lượng cá linh khi vào mùa).

- “Về đi, cá linh non, bông điên điển đã có rồi”: dẫn lời của người khác, phân biệt với lời của người kể chuyện trong văn bản.

Câu 5 (trang 34, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1) 

Bao giờ cũng thế, sau cơn lũ, nước rút, các loại cá giã từ đồng bãi túa ra sông, rạch, kênh, mương.

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp đó.

Phương pháp: 

Đọc và xác định biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng

Lời giải: 

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là nhân hoá. Tác dụng của nó là làm cho người đọc cảm nhận loài cá cũng giỗng con người, từ giã một nơi cư ngụ để đến với những nơi rộng lớn hơn. Nhờ đó, câu văn trở nên sinh động.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan