Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức bài 10 trang 32, 33, 34, 35

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 10 đồ thị quãng đường - thời gian trang 32, 33, 34, 35 sách bài tập (SBT) Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức. Bài 10.8. Một người đi xe đạp, sau khi đi được 8km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 phút, sau đó đi tiếp 12km với tốc độ 9km/h.

Bài 10.1 trang 32 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Bảng dưới đây mô tả chuyển động của một ô tô trong 4h.

Thời gian (h)

1

2

3

4

Quãng đường (km)

60

120

180

240

Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động trên?

Phương pháp:

Ta có: s = vt => đồ thị quãng đường - thời gian là 1 đường thẳng có hướng đi lên, và có gốc tại O.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng nằm nghiêng.

Bài 10.2 trang 32 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Hình 10.1 là đồ thị quãng đường – thời gian của một chuyển động. Dựa vào hình vẽ, hãy kiểm tra các thông tin sau là đúng hay sai.

a) Tốc độ của vật là 2m/s.

b) Sau 2s vật đi được 4m.

c) Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12m.

d) Thời gian để vật đi được 8m là 4s.

Phương pháp:

- Tính tốc độ chuyển động theo công thức: \(v = \frac{s}{t}\)

-  Để tính được quãng đường đi được từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, ta cần:

+ Xác định quãng đường đi được sau 4s là s1.

+ Xác định quãng đường đi được sau 6s là s2.

=> quãng đường đi được từ giây thứ 4 đến giây thứ 6 là: s = s2 – s1

 

Lời giải:

b) Đúng, vì tại t = 2 s, s = 4 m.

c) Sai, vì tại t = 4 s thì s = 8 m và tại t = 6 s thì s = 12 m nên quãng đường đi đường từ giây thứ 4 đến giây thứ 6 là 12 – 8 = 4 m.

d) Đúng, vì tại t = 4 s ta được s = 8 m.

Bài 10.3 trang 33 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Lúc 1h sáng, một đoàn tảu hỏa chạy từ ga A đến ga B với tốc độ 60 km/h, đến ga B lúc 2h và dừng ở ga B 15 phút. Sau đó đoàn tàu tiếp tục chạy với vận tốc cũ thì đến ga C lúc 3h15 phút. Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng đồ thị quãng đường – thời gian của đoàn tàu nói trên?

Phương pháp:

Sử dụng phương pháp loại trừ: đồ thị cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

- Tổng thời gian chuyển động của tàu hỏa khi đi từ A đến C là:

            t = 3h15phút – 1h = 2h15phút

 - Khi tàu hỏa nghỉ tại B, đồ thị có phương nằm ngang.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Theo đề bài ta có:

- Thời gian đoàn tàu đi từ ga A tới ga B là t = 1 h với v = 60 km/h.

⇒">Quãng đường đoàn tàu đi được là 60 km.

- Lúc 2 h 15 min, đoàn tàu vẫn ở vị trí s = 60 km.

- Tàu chạy với tốc độ cũ tức là v = 60 km/h, thời gian tàu đi từ ga B tới ga C là 1 h và quãng đường đi được cũng là 60 km.

Vậy sau 2 h đi, tàu đi được quãng đường 120 km.

Từ đây, ta so sánh với các đồ thị ở các phương án A, B, C, D. Ta thấy, đồ thị ở phương án B khớp với thông tin đề bài cho.

Bài 10.4 trang 33 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Minh và Nam đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng. Trên hình 10.2, đoạn thẳng OM là đồ thị quãng đường – thời gian của Minh, đoạn thẳng ON là đồ thị quãng đường – thời gian của Nam. Mô tả nào sau đây không đúng?

A. Minh và Nam xuất phát cùng lúc.

B. Tốc độ của Minh lớn hơn tốc độ của Nam.

C. Quãng đường Minh đi ngắn hơn quãng đường Nam đi.

D. Thời gian đạp xe của Nam nhiều hơn thời gian đạp xe của Minh.

Phương pháp:

- Nếu điểm bắt đầu của 2 đồ thị trùng nhau => 2 bạn xuất phát cùng lúc.

- Nếu điểm kết thúc của 2 đồ thị, dóng sang trục s trùng nhau, thì điểm đến của 2 bạn trùng nhau.

- Từ điểm kết thúc của đồ thị, dóng xuống trục t => thời gian kết thúc chuyển động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Đúng, vì tại t = 0 h cả 2 đồ thị đều ở s = 0 m.

B. Đúng, vì đường OM ở phía trên ON nên khi xét cùng với một quãng đường đi được thì bạn Minh đi với thời gian ngắn hơn bạn Nam.

C. Sai, vì nhìn trên đồ thị ta thấy, tại M và N đều có giá trị s như nhau.

D. Đúng, vì từ hai điểm M và N kẻ vuông góc xuống trục thời gian ta được tM nhỏ hơn tN.

Bài 10.5 trang 34 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Đồ thị quãng đường – thời gian ở hình 10.3 mô tả chuyển động của các vật 1, 2, 3 có tốc độ tương ứng là v1, v2, v3, cho thấy

A. v1 = v2 = v3

B. v1 > v2 > v3

C. v1 < v2 < v3

D. v1 = v2 > v3

 

Phương pháp:

- Xét từng cặp đồ thi một:

+ nếu trong cùng khoảng thời gian, xe nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn.

+ Khi đi cùng một quãng đường, xe nào hết ít thời gian hơn thì xe đó có vận tốc lớn hơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tại t = 0 (h) vật 2 xuất phát tại s = 0 (m)

Tại t = 0 (h) vật 3 xuất phát tại s = s0 (m)

Vật 1 xuất phát tại s = 0 (m), sau vật 2 và 3 khoảng thời gian t

Mà cả 3 vật cùng gặp nhau tại 1 vị trí ở cùng một thời điểm.

Từ đây, ta thấy:

+ Vật 2 và vật 1 đi cùng một quãng đường nhưng thời gian đi của vật 1 ngắn hơn vật  v1 > v2.

+ Vật 2 và vật 3 cùng thời gian đi nhưng quãng đường vật 3 ngắn hơn quãng đường vật 2 ⟹ v2 > v3.

Bài 10.6 trang 34 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Hình 10.4 là đồ thị quãng đường – thời gian của một chuyển động, hãy dựa vào đồ thị viết một đề bài tập có 3 câu hỏi rồi giải.

Lời giải:

Đề bài: Bạn Lan là sinh viên trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, cuối tuần được nghỉ học nên bạn đạp xe từ trường về nhà ở Thanh Oai. Bạn xuất phát lúc 8 h sáng đi với tốc độ 15 km/h, trên đường về bạn Lan dừng xe vào nhà sách để mua tài liệu lúc đó là 9 h. Sau 30 phút, bạn Lan mua đồ xong, tiếp tục đi về nhà với tốc độ 10 km/h và đến nhà là 10 h 30 phút. Hỏi:

a) Quãng đường từ trường tới nhà sách là bao nhiêu?

b) Quãng đường từ nhà sách tới nhà bạn Lan là bao nhiêu?

c) Tốc độ của bạn Lan trên cả quãng đường đi từ trường về nhà?

Tóm tắt:

Từ 8 h đến 9 h: t1 = 1 h đi với v1 = 15 km/h.

Từ 9 h 30 đến 10 h 30: t2 = 1 h đi với v2 = 10 km/h.

Hỏi: s1 = ? s2 = ? v = ?

 Giải:

a) Quãng đường Lan đi từ trường tới nhà sách là

s1 = v1.t1 = 15.1 = 15 km.

b) Quãng đường từ nhà sách tới nhà Lan là

s2 = v2.t2 = 10.1 = 10 km.

c) Quãng đường từ trường tới nhà Lan là 15 + 10 = 25 km.

Thời gian Lan đi từ trường tới nhà là 1 + 1 = 2 h.

Tốc độ của bạn Lan trên cả quãng đường đi từ trường về nhà là

Bài 10.7 trang 34 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Hình 10.5 là đồ thị quãng đường – thời gian của một xe đạp và một người đi mô tô. Biết mô tô chuyển động nhanh hơn xe đạp.

a) Đường biểu diễn nào ứng với chuyển động của xe đạp?

b) Tính tốc độ của mỗi chuyển động?

c) Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?

Phương pháp:

- Xe đạp có vận tốc nhỏ hơn ô tô.

- Tính tốc độ chuyển động theo công thức: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải:

a) Từ đồ thị ta thấy:

+ Trong 1h xe 1 đi được 60km, xe 2 đi được 60 – 40 = 20 km

=> Đường 2 biểu diễn chuyển động có vận tốc nhỏ hơn là của xe đạp.

b) Tốc độ của xe đạp là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{20}}{1} = 20(km/h)\)

Tốc độ của ô tô là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{60}}{1} = 60(km/h)\)

c) Sau 1h kể từ lúc người đi ô tô bắt đầu chuyển động thì 2 xe gặp nhau.

Bài 10.8 trang 34 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Một người đi xe đạp, sau khi đi được 8km với tốc độ 12 km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 phút, sau đó đi tiếp 12km với tốc độ 9km/h.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp.

b) Xác định tốc độ của người đi xe đạp trên cả quãng đường.

Phương pháp:

- Xác định thời gian chuyển động trên từng đoạn đường.

- Xác định tổng thời gian chuyển động để xác định được điểm cuối của đồ thị.

- Thời gian xe nghỉ tương ứng với đoạn đồ thị nằm ngang.

- Tốc độ trên cả quãng đường tính theo công thức: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2} + {s_3}}}{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}\)

Lời gải:

Tóm tắt:

s1 = 8 km , v1 = 12 km/h

 

s3 = 12 km , v3 = 9 km/h

Hỏi:

a) Vẽ s – t.

b) v = ? trên cả quãng đường.

Giải:

 

Đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp

b)

- Tổng quãng đường người đi xe đạp đi được là

s = 8 + 12 = 20 (km)

Bài 10.9 trang 35 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Một ô tô chuyển động trên quãng đường s km. Trong nửa thời gian đầu, ô tô chuyển động với tốc độ v1 = 40km/h; trong thời gian còn lại t2, ô tô chuyển động với tốc độ 60 km/h.

a) Vẽ đồ thị quãng đường thời gian của ô tô.

b) Xác định tốc độ của ô tô trên cả quãng đường.

c) Hãy so sánh các giá trị v, v1, v2 và tìm biểu thức tổng quát về mối liên hệ giữa v, v1, v2.

Phương pháp:

- Tìm mối quan hệ giữa t1, t2 và s1, s2 để có tỉ lệ trên mỗi trục tọa độ khi vẽ đồ thị.

- Tốc độ trên cả quãng đường được tính theo công thức: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\);

Lời giải:

Tóm tắt:

s (km)

Hỏi:

a) Vẽ đồ thị s – t.

b) v = ? trên cả quãng đường.

c) So sánh v, v1, v2­; công thức liên hệ v, v1, v2­.

Giải:

a) Theo đề bài ta có, trên hai đoạn đường mô tô đi với tốc độ khác nhau và v2 = 1,5v1nhưng cùng thời gian đi. Mặt khác, quãng đường đi được tỉ lệ thuận với tốc độ. Do đó, ta có s2 = 1,5s1.

Từ đây, ta vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian của mô tô có dạng như sau:

 

b)

- Gọi thời gian xe đi cả quãng đường s (km) là t (h)

c) Ta thấy v2 > v > v1

Biểu thức tổng quát về mối liên hệ giữa v, v1, v2­ là

 

Bài 10.10 trang 35 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Một ô tô chuyển động trên quãng đường s km. Trong nửa quãng đường đầu, ô tô chuyển động với vận tốc v1 = 60km/h, nửa quãng đường còn lại s2, ô tô chuyển động với vận tốc v2 = 40km/h.

a) Vẽ đồ thị quãng đường thời gian của ô tô.

b) Xác định tốc độ của ô tô trên cả quãng đường.

c) Hãy so sánh các giá trị v, v1, v2 và tìm biểu thức tổng quát về mối liên hệ giữa v, v1, v2.

Phương pháp:

- Tìm mối quan hệ giữa t1, t2 và s1, s2 để có tỉ lệ trên mỗi trục tọa độ khi vẽ đồ thị.

- Tốc độ trên cả quãng đường được tính theo công thức: \({v_{tb}} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\);

Lời giải:

Tóm tắt:

s (km)

Hỏi:

a) Vẽ s – t.

b) v = ? trên cả quãng đường.

c) So sánh v, v1, v2­; công thức liên hệ v, v1, v2­.

Giải:

a) Theo đề bài ta có, trên hai đoạn đường bằng nhau, xe đi với tốc độ khác nhau và v1 = 1,5v2. Mặt khác, thời gian tỉ lệ nghịch với tốc độ. Do đó, ta có t2 = 1,5t1.

Từ đây, ta có đồ thị quãng đường – thời gian của mô tô có dạng như sau:

 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan