Bài 1.26 trang 40 SGK Toán 12 Tập 1 Kết nối tri thức
Giả sử một hạt chuyển động trên một trục thẳng đứng chiều dương hướng lên trên sao cho tọa độ của hạt (đơn vị: mét) tại thời điểm t (giây) là \(y = {t^3} - 12t + 3,t \ge 0\).
a) Tìm các hàm vận tốc và gia tốc.
b) Khi nào thì hạt chuyển động lên trên và khi nào thì hạt chuyển động xuống dưới?
c) Tìm quãng đường hạt đi được trong khoảng thời gian \(0 \le t \le 3\).
d) Khi nào hạt tăng tốc? Khi nào hạt giảm tốc?
Phương pháp:
a) Sử dụng kiến thức về tốc độ thay đổi của một đại lượng để tìm hàm vận tốc và hàm gia tốc: Nếu \(s = s\left( t \right)\) là hàm vị trí của một vật chuyển động trên một đường thẳng thì \(v = s'\left( t \right)\) biểu thị vận tốc tức thời của vật, tốc độ thay đổi tức thời của vận tốc theo thời gian là gia tốc tức thời của vật: \(a\left( t \right) = v'\left( t \right) = s''\left( t \right)\).
b) Vật chuyển động lên trên (theo chiều dương) khi \(v\left( t \right) > 0\), vật chuyển động xuống dưới (chuyển động ngược chiều dương) khi \(v\left( t \right) < 0\).
c) Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian \(0 \le t \le 3\) là \(s\left( 3 \right) - s\left( 0 \right)\)
d) Hạt tăng tốc khi \(v'\left( t \right) > 0\) hay \(a\left( t \right) > 0\), hạt giảm tốc khi \(v'\left( t \right) < 0\) hay \(a\left( t \right) < 0\).
Lời giải:
a) Hàm vận tốc là v(t) = y' = 3t2 – 12, t ≥ 0.
Hàm gia tốc là a(t) = v'(t) = 6t, t ≥ 0.
b) Hạt chuyển động lên trên khi v(t) > 0 ⇔ 3t2 – 12 > 0 ⇔ t > 2 (do t ≥ 0).
Hạt chuyển động xuống dưới khi v(t) < 0 ⇔ 3t2 – 12 < 0 ⇔ 0 ≤ t < 2.
c) Quãng đường hạt đi được trong khoảng thời gian 0 ≤ t ≤ 3 là 9m.
Vì y(3) – y(0) = 33 – 12.3 + 3 – 3 = −9.
d) Hạt tăng tốc khi v'(t) > 0 ⇔ 6t > 0 ⇔ t > 0.
Hạt giảm tốc khi v'(t) < 0 ⇔ t < 0 (loại do t ≥ 0).
Bài 1.27 trang 41 SGK Toán 12 Tập 1 Kết nối tri thức
Giả sử chi phí (tính bằng trăm nghìn đồng) để sản xuất x đơn vị hàng hóa nào đó là: \(C\left( x \right) = 23\;000 + 50x - 0,5{x^2} + 0,00175{x^3}\)
a) Tìm hàm chi phí biên.
b) Tìm C’(100) và giải thích ý nghĩa của nó.
c) So sánh C’(100) với chi phí sản xuất đơn vị hàng hóa thứ 101.
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về tốc độ thay đổi của một đại lượng để tính: Nếu \(C = C\left( x \right)\) là hàm chi phí, tức là tổng chi phí khi sản xuất x đơn vị hàng hóa, thì tốc độ thay đổi tức thời C’(x) của chi phí đối với số lượng đơn vị hàng được sản xuất được gọi là chi phí biên.
Sử dụng kiến thức về tốc độ thay đổi của một đại lượng để tính: Nếu \(C = C\left( x \right)\) là hàm chi phí, tức là tổng chi phí khi sản xuất x đơn vị hàng hóa, thì tốc độ thay đổi tức thời C’(x) của chi phí đối với số lượng đơn vị hàng được sản xuất được gọi là chi phí biên.
Lời giải:
Chi phí biên tại x = 100 là 250 000 đồng, nghĩa là chi phí để sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa tiếp theo (đơn vị hàng hóa thứ 101) là khoảng 250 000 đồng.
c) Chi phí sản xuất đơn vị hàng hóa thứ 101 là
C(101) – C(100) = 24752,52675 – 24750 = 2,52675 (trăm nghìn đồng).
Giá trị này xấp xỉ với chi phí biên C'(100) đã tính ở câu b.
Bài 1.28 trang 41 SGK Toán 12 Tập 1 Kết nối tri thức
Người quản lí của một khu chung cư có 100 căn hộ cho thuê nhận thấy rằng tất cả các căn hộ sẽ có người thuê nếu giá thuê một căn hộ là 8 triệu đồng một tháng. Một cuộc khảo sát thị trường cho thấy rằng, trung bình cứ mỗi lần tăng giá thuê căn hộ thêm 100 nghìn đồng thì sẽ có thêm một căn hộ bị bỏ trống. Người quản lí nên đặt giá thuê mỗi căn hộ là bao nhiêu để doanh thu là lớn nhất?
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về cách giải bài toán tối ưu hóa đơn giản để tìm doanh thu lớn nhất:
Bước 1: Xác định đại lượng Q mà ta cần làm cho giá trị của đại lượng ấy lớn nhất hoặc nhỏ nhất và biểu diễn nó qua các đại lượng khác trong bài toán.
Bước 2: Chọn một đại lượng thích hợp nào đó, kí hiệu là x, và biểu diễn các đại lượng khác ở Bước 1 theo x. Khi đó, đại lượng Q sẽ là hàm số của một biến x. Tìm tập xác định của hàm số \(Q = Q\left( x \right)\).
Bước 3: Tìm giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất của hàm số \(Q = Q\left( x \right)\) bằng các phương pháp đã biết và kết luận.
Lời giải:
Gọi x là số lần tăng giá (0 < x < 100).
Mỗi lần tăng giá thì số căn hộ cho thuê là 100 – x (căn).
Số tiền thuê căn hộ sau mỗi lần tăng là: 8 000 000 + 100 000x.
Khi đó tổng số tiền cho thuê căn hộ 1 tháng là:
y = (8 000 000 + 100 000x)(100 – x)
= 800 000 000 – 8 000 000x + 10 000 000x – 100 000x2
= 800 000 000 + 2 000 000x – 100 000x2
Bài toán trở thành tìm x để y lớn nhất
Ta có y' = −200 000x + 2 000 000; y' = 0 ⇔ x = 10.
Bảng biến thiên
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy doanh thu lớn nhất khi người quản lí đặt giá thuê căn hộ là 8 000 000 + 100 000.10 = 9 000 000 (đồng).
Bài 1.29 trang 41 SGK Toán 12 Tập 1 Kết nối tri thức
Giả sử hàm cầu đối với một loại hàng hóa được cho bởi công thức \(p = \frac{{354}}{{1 + 0,01x}},x \ge 0\), trong đó p là giá bán (nghìn đồng) của mỗi đơn vị sản phẩm và x là số lượng đơn vị sản phẩm đã bán.
a) Tìm công thức tính x như là hàm số của p. Tìm tập xác định của hàm số này. Tính số đơn vị sản phẩm đã bán khi giá bán của mỗi đơn vị sản phẩm là 240 nghìn đồng.
b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số \(x = x\left( p \right)\). Từ đồ thị đã vẽ, hãy cho biết:
- Số lượng đơn vị sản phẩm bán được sẽ thay đổi thế nào khi giá bán p tăng;
- Ý nghĩa thực tiễn của giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{p \to {0^ + }} x\left( p \right)\).
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về sơ đồ khảo sát hàm số phân thức để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số:
Sơ đồ khảo sát hàm số phân thức
1. Tìm tập xác định của hàm số.
2. Khảo sát sự biến thiên của hàm số:
+ Tính đạo hàm y’. Tìm các điểm tại đó y’ bằng 0 hoặc đạo hàm không tồn tại.
+ Xét dấu y’ để chỉ ra các khoảng đơn điệu của hàm số.
+ Tìm cực trị của hàm số.
+ Tìm các giới hạn tại vô cực, giới hạn vô cực và tìm tiệm cận của đồ thị hàm số.
+ Lập bảng biến thiên của hàm số.
3. Vẽ đồ thị của hàm số dựa vào bảng biến thiên
Lời giải:
Tập xác định của hàm số là D = (0; 354].
Số sản phẩm đã bán khi giá bán của mỗi đơn vị sản phẩm là 240 nghìn đồng là
1. Tập xác định của hàm số là D = (0; 354].
2. Sự biến thiên
+) Hàm số luôn nghịch biến với mọi p ∈ (0; 354).
+) Hàm số không có cực trị.
+) Tiệm cận
Do đó p = 0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
+) Bảng biến thiên
3. Đồ thị
+) Đồ thị hàm số giao với trục hoành tại điểm (354; 0) và đi qua điểm (300; 18); (200; 77).
- Số lượng đơn vị sản phẩm bán sẽ giảm đi khi giá bán tăng và sẽ không bán được sản phầm nào nếu giá bán là 354 nghìn đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn của giới hạn nên giá bán càng thấp thì số lượng đơn vị sản phẩm sẽ bán được càng nhiều.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục