Hoạt động
Bài 1 trang 17 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Tính bằng hai cách (theo mẫu).
Phương pháp:
a) Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.
a x (b + c) = a x b + a x c
b) Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
(a + b) x c = a x c + b x c
Lời giải:
a) 43 × (2 + 6)
Cách 1:
43 × (2 + 6) = 43 × 8
= 344
Cách 2:
43 × (2 + 6) = 43 × 2 + 43 × 6
= 86 + 258
= 344
b) (15 + 21) × 7
Cách 1:
(15 + 21) × 7 = 36 × 7
= 252
Cách 2:
(15 + 21) × 7 = 15 × 7 + 21 × 7
= 105 + 147
= 252
Bài 2 trang 18 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
a) Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 4, n = 5, p = 3.
b) Hai biểu thức nào ở câu a có giá trị bằng nhau?
Phương pháp:
Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.
Lời giải:
a) Với m = 4, n = 5, p = 3, ta có:
m × ( n + p) = 4 × (5 + 3) = 4 × 8 = 32
(m + n) × p = (4 + 5) × 3 = 9 × 3 = 27
m × n + m × p = 4 × 5 + 4 × 3 = 20 + 12 = 32
m × p + n × p = 4 × 3 + 5 × 3 = 12 + 15 = 27
b) Các biểu thức có giá trị bằng nhau là:
m × ( n + p) = m × n + m × p
(m + n) × p = m × p + n × p
Bài 3 trang 18 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Khối lớp Bốn có 2 lớp học vẽ, khối lớp Ba có 3 lớp học vẽ, mỗi lớp học vẽ có 12 bạn. Hỏi cả hai khối lớp có bao nhiêu bạn học vẽ?
Phương pháp:
Cách 1:
Bước 1: Số lớp học vẽ ở cả hai khối
Bước 2: Số bạn học vẽ = số bạn học vẽ ở mỗi lớp x số lớp học vẽ ở cả hai khối
Cách 2:
Bước 1: Tìm số bạn học vẽ ở khối lớp Bốn
Bước 2: Tìm số bạn học vẽ ở khối lớp Ba
Bước 3: Tìm số bạn học vẽ ở cả hai khối lớp.
Lời giải:
Cả hai khối lớp có số bạn học vẽ là:
12 × 2 + 12 × 3 = 24 + 36 = 60 (bạn)
Đáp số: 60 bạn.
Luyện tập 1
Bài 1 trang 18 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Tính bằng hai cách (theo mẫu):
Phương pháp:
Cách 1: Thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau
Cách 2: Áp dụng các công thức:
a x b + a x c = a x (b + c)
Lời giải:
a) 61 × 4 + 61 × 5
Cách 1: 61 × 4 + 61 × 5
= 244 + 305
= 549
Cách 2: 61 × 4 + 61 × 5
= 61 × (4 + 5)
= 61 × 9
= 549
b) 135 × 6 + 135 × 2
Cách 1: 135 × 6 + 135 × 2
= 810 + 270
= 1 080
Cách 2: 135 × 6 + 135 × 2
= 135 × (6 + 2)
= 135 × 8
= 1 080.
Bài 2 trang 18 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 67 x 3 + 67 x 7
b) 45 x 6 + 45 x 4
c) 27 x 6 + 73 x 6
Phương pháp:
Áp dụng công thức:
a x b + a x c = a x (b + c).
Lời giải:
a) 67 × 3 + 67 × 7 = 67 × (3 + 7)
= 67 × 10
= 670
b) 45 × 6 + 45 × 4 = 45 × (6 + 4)
= 45 × 10
= 450
c) 27 × 6 + 73 × 6 = (27 + 73) × 6
= 100 × 6
= 600
Bài 3 trang 18 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Tính (theo mẫu).
Phương pháp:
Áp dụng công thức:
a x b + a x c + a x d = a x (b + c + d).
Lời giải:
321 × 3 + 321 × 5 + 321 × 2 = 321 × (3 + 5 + 2)
= 321 × 10
= 3 210
Bài 4 trang 18 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Người ta chuyển hàng để giúp đỡ đồng bào vùng bị lũ lụt. Đợt một chuyển được 3 chuyến, mỗi chuyến có 44 thùng hàng. Đợt hai chuyển được 3 chuyến, mỗi chuyến có 56 thùng hàng. Hỏi cả hai đợt đã chuyển được bao nhiêu thùng hàng?
Phương pháp:
Cách 1:
Bước 1: Tìm số thùng hàng chuyển đi trong đợt 1
Bước 2: Tìm số thùng hàng chuyển đi trong đợt 2
Bước 3: Tìm số thùng hàng chuyển đi trong cả hai đợt
Cách 2:
Bước 1: Tìm tổng số thùng đã chuyển đi mỗi chuyến ở cả hai đợt
Bước 2: Số thùng hàng chuyển đi trong cả hai đợt = Số thùng hàng ở mỗi chuyến x số chuyến
Lời giải:
Cả hai đợi đã chuyển được số thùng hàng là:
44 × 3 + 56 × 3 = (44 + 56) × 3 = 100 × 3 = 300 (thùng)
Đáp số: 300 thùng hàng.
Luyện tập 2
Bài 1 trang 19 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức (theo mẫu).
Phương pháp:
Tính giá trị của hai biểu thức rồi so sánh.
Lời giải:
a) 23 × (7 – 4) = 23 × 3
= 69
23 × 7 – 23 × 4 = 161 – 92
= 69
Vậy 23 × (7 – 4) = 23 × 7 – 23 × 4.
b) (8 – 3) × 9 = 5 × 9
= 45
8 × 9 – 3 × 9 = 72 – 27
= 45
Vậy (8 – 3) × 9 = 8 × 9 – 3 × 9.
Bài 2 trang 19 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
a) Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu)
Phương pháp:
a) Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của biểu thức.
b) Dựa vào kết quả của câu a để điền dấu thích hợp.
Lời giải:
a)
b)
Bài 3 trang 19 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 48 x 9 – 48 x 8
b) 156 x 7 – 156 x 2
Phương pháp:
Áp dụng công thức: a x (b – c) = a x b – a x c.
Lời giải:
a) 48 × 9 – 48 × 8 = 48 × (9 – 8)
= 48 × 1
= 48
b) 156 × 7 – 156 × 2 = 156 × (7 – 2)
= 156 × 5
= 780.
Bài 4 trang 19 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT
Một cửa hàng có 9 tấm vải hoa, mỗi tấm dài 36 m. Cửa hàng đã bán được 5 tấm vải hoa như vậy. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải hoa?
Phương pháp:
Cách 1:
Bước 1: Số tấm vải hoa còn lại = số tấm vải hoa có – số tấm vải hoa đã bán.
Bước 2: Số m vải hoa còn lại = độ dài mỗi tấm vải x số tấm vải hoa còn lại.
Cách 2:
Bước 1: Tìm số m vải hoa cửa hàng có
Bước 2: Tìm số m vải hoa cửa hàng đã bán
Bước 3: Số m vải hoa cửa hàng còn lại = số mét vải cửa hàng có – số mét vải cửa hàng đã bán.
Lời giải:
Cửa hàng còn lại số mét vải hoa là:
36 × 9 – 36 × 5 = 144 (m)
Đáp số: 144 mét vải hoa.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục