Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 4 Kết nối tri thức trang 21, 22 tập 1

Bình chọn:
3.5 trên 4 phiếu

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 21, bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 22 SGK Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 1 - Bài 6: Luyện tập chung. Giá trị của mỗi biểu thức dưới đây là số tiền tiết kiệm (đồng) của mỗi bạn. Hỏi bạn nào có nhiều tiền tiết kiệm nhất?

LUYỆN TẬP 1 - TRANG 21

Bài 1 trang 21 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Cho các số sau:

a) Trong các số trên, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ?

b) Viết các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.

c) Làm tròn số bé nhất trong các số trên đến hàng chục.

d) Làm tròn số lớn nhất trong các số trên đến hàng chục nghìn.

Phương pháp:

a) Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẵn.

    Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ

b) So sánh các số rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

c)  Khi làm tròn số lên đến hàng chục, ta so sánh chữ số hàng đơn vị với 5. Nếu chữ số hàng đơn vị bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

d) Khi làm tròn số lên đến hàng chục nghìn, ta so sánh chữ số hàng nghìn với 5. Nếu chữ số hàng nghìn bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

Lời giải:

a) Trong các số trên

+ Các số chẵn là: 63 794; 59 872

+ Các số lẻ là: 65 237; 66 053

b) Viết các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn: 59 872; 63 794; 65 237; 66 053

Số 59 872 có chữ số hàng chục nghìn là 5, các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 6.

Các số 63 794; 65 237; 66 053 có chữ số hàng nghìn lần lượt là 3; 5; 6.

Do 3 < 5 < 6 nên 63 794 < 65 237 < 66 053

Vậy 59 872 < 63 794 < 65 237 < 66 053

c) Số bé nhất trong các số trên là 59 872.

Số 59 872 có chữ số hàng đơn vị là 2, do 2 < 5 nên khi làm tròn đến hàng chục, ta làm tròn xuống thành số 59 870.

d) Số lớn nhất trong các số trên là 66 053.

Số 66 053 có chữ số hàng nghìn là 6, do 6 > 5 nên khi làm tròn đến hàng chục nghìn, ta làm tròn lên thành số 70 000.

Bài 2 trang 21 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đặt tính rồi tính:

Phương pháp:

- Đặt tính

- Với phép cộng, trừ: Thực hiện cộng, trừ các chữ số thẳng cột lần lượt từ phải sang trái.

- Với phép nhân: Thực hiện nhân lần lượt từ phải sang trái

- Với phép chia: Thực hiện chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải:

Bài 3 trang 21 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Giá trị của mỗi biểu thức dưới đây là số tiền tiết kiệm (đồng) của mỗi bạn. Hỏi bạn nào có nhiều tiền tiết kiệm nhất?

Phương pháp:

Nếu biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải:

Bạn thứ nhất tiết kiệm được số tiền là:

20 000 + 10 000 × 6 = 20 000 + 60 000 = 80 000 (đồng)

Bạn thứ hai tiết kiệm được số tiền là:

5 000 × 7 + 50 000 = 35 000 + 50 000 = 85 000 (đồng)

Bạn thứ ba tiết kiệm được số tiền là:

50 000 + 2 000 × 9 = 50 000 + 18 000 = 68 000 (đồng)

Vì 68 000 < 80 000 < 85 000 nên bạn thứ ba có nhiều tiền tiết kiệm nhất.

Bài 4 trang 21 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Một trận đấu bóng đá có 37 636 khán giả vào sân xem trực tiếp, trong đó có 9 273 khán giả nữ. Hỏi số khán giả nam nhiều hơn số khán giả nữ bao nhiêu người?

Phương pháp:

- Số khán giả nam = tổng số khán giả - số khán giả nữ.

- Số khán giả nam nhiều hơn số khán giả nữa = số khán giả nam – số khán giả nữ.

Lời giải:

Số khán giả nam là:

37 636 – 9 273 = 28 363 (người)

Số khán giả nam nhiều hơn số khán giả nữ số người là:

28 363 – 9 273 = 19 090 (người)

Đáp số: 19 090 người.

LUYỆN TẬP 2 - TRANG 22

Bài 1 trang 22 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đặt tính rồi tính và thử lại (theo mẫu).

Phương pháp:

- Đặt tính

- Với phép nhân: Thực hiện nhân lần lượt từ phải sang trái

- Với phép chia: Thực hiện chia lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải:

Bài 2 trang 22 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tính giá trị của biểu thức.

a) a + b – 135 với a = 539 và b = 243.

b) c + m x n với c = 2 370, m = 105 và n = 6.

Phương pháp:

Thay chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.

Lời giải:

a) Với a = 539 và b = 243, ta có:

a + b – 135 = 539 + 243 – 135 = 782 – 135 = 647

Vậy giá trị của biểu thức trên là 647.

b) Với với c = 2 370, m = 105 và n = 6, ta có:

c + m × n = 2 370 + 105 × 6 = 2 370 + 630 = 3 000

Vậy giá trị của biểu thức trên là 3 000

Bài 3 trang 22 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Mai mua 1 bút mực và 5 quyển vở. Một bút mực giá 8 500 đồng, một quyển vở giá 6 500 đồng. Mai đưa cho cô bán hàng tờ tiền 50 000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại Mai bao nhiêu tiền?

Phương pháp:

- Số tiền mua 5 quyển vở = số tiền một quyển vở x 5.

- Số tiền Mai đã mua 1 bút mực và 5 quyển vở = giá tiền 1 bút mực + giá tiền 5 quyển vở.

- Số tiền cô bán hàng trả lại Mai = Số tiền Mai đưa cô bán hàng – số tiền Mai đã mua

Lời giải:

Mai mua 5 quyển vở hết số tiền là:

6 500 × 5 = 32 500 (đồng)

Mai mua 1 bút mực và 5 quyển vở hết số tiền là:

8 500 + 32 500 = 41 000 (đồng)

Cô bán hàng trả lại Mai số tiền là:

50 000 – 41 000 = 9 000 (đồng)

Đáp số: 9 000 đồng

Bài 4 trang 22 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tính giá trị biểu thức:

Phương pháp:

- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện tính trong ngoặc trước.

- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện từ trái sang phải.

Lời giải:

a) (13 640 – 5 537) × 8 = 8 103 × 8 = 64 824

Vậy giá trị biểu thức trên là 64 824

b) 27 164 + 8 470 + 1 230 = 35 634 + 1 230 = 36 864

Vậy giá trị biểu thức trên là 36 864.

Bài 5 trang 22 SGK Toán 4 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Trong một chuyến đi du lịch:

Việt hỏi: Chị Hoa ơi, năm nay chị bao nhiêu tuổi?

Chị Hoa trả lời: Năm nay, tuổi của chị là số lẻ bé nhất có hai chữ số.

Em hãy cùng Việt tìm tuổi của chị Hoa năm nay.

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức số tự nhiên để trả lời câu hỏi.

Số lẻ là các số có chữ số tận cùng là: 1; 3; 5; 7; 9.

Lời giải:

Số lẻ bé nhất có hai chữ số là 11

Vậy năm nay tuổi của chị Hoa là 11 tuổi.

Sachbaitap.com

Bài viết liên quan