Xem thêm: Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 9
Câu 1 (trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Bắt thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Mùa cơm mới
Mặt trời chắc cũng ham chơi
Giữa trưa mới vội mang nồi nấu cơm
Mây vàng như những sợi rơm
Vừa châm lửa đã cháy thơm bập bùng.
Khói trời hun nắng như nung
Gió vung từng nắm xuống đồng sém cây
Mẹ em lượm cả bóng mây
Mang theo cái nắng đỏ gay về nhà.
Bên hiên ủ sẵn ấm trà
Nước tươi biêng biếc như là gương soi
Ghế mây em nhủ mẹ ngồi
Để em gọi gió bằng đôi tay mềm.
Mặt trời nheo mắt nhìn em
Ý chừng biết lỗi nên đền bóng râm
Bếp nhà cơm mới thơm lừng
Mời ông trời xuống vui chung tiếng cười.
Bảo Ngọc
- Nhủ: (nghĩa trong bài) nói lời mời một cách nhỏ nhẹ.
1. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và trả lời câu hỏi: Cách mặt trời nấu cơm có gì thú vị?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Mặt trời nấu cơm bằng lửa từ mây vàng.
2. Đọc đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" và thực hiện yêu cầu: Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ.
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn từ đầu đến "đôi tay mềm" để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ: Mẹ em lượm cả bóng mây/ Mang theo cái nắng đỏ gay về nhà.
3. Đọc đoạn từ “Khói trời" đến hết và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm những việc gì cho mẹ? Những việc làm ấy nói lên điều gì?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn từ “Khói trời" đến hết để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Bạn nhỏ trong bài thơ đã biết ủ sẵn ấm trà, mời mẹ ngồi lên ghế mây, dùng tay quạt cho mẹ.
Những việc làm ấy nói lên bạn nhỏ thấu hiểu sự vất vả của mẹ và rất yêu thương mẹ.
4. Đọc đoạn từ “Khói trời" đến hết và trả lời câu hỏi:
Khổ thơ cuối bài nói về điều gì?
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn từ “Khói trời" đến hết để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Khổ thơ cuối bài nói về mặt trời thấy bạn nhỏ trong bài thơ rất thương mẹ nên cho trời bóng râm, không nắng nữa để mẹ đỡ vất vả. Bạn nhỏ rất vui và mời mặt trời cùng ăn cơm với hai mẹ con.
Câu 2 (trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ “Mùa cơm mới”.
Phương pháp:
- Hình ảnh so sánh:
+ Mây vàng như những sợi rơm
+ Khói trời hun nắng như nung
+ Nước tươi biêng biếc như là gương soi
- Hình ảnh nhân hóa:
+ Mặt trời ham chơi
+ Mặt trời vội mang nồi nấu cơm
+ Mây vàng châm lửa
+ Gió vung từng nắng xuống đồng sém cây
+ Mặt trời nheo mắt nhìn
+ Ý chừng biết lỗi nên đền bóng râm
=> Tác dụng: Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi, sinh động hơn. Sự vật cũng có cảm xúc, hành động như con người.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục