A. ĐỌC
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
BỐ ĐỨNG NHÌN BIẾN CẢ
Bố đứng nhìn biển cả Con xếp giấy thả diều Bố trời chiều bóng ngả Con sóng sớm bừng reo.
Chuyện bố bố con con Dập dồn như lớp sóng Biển bốn phía biển tròn Diều bay trong gió lộng.
Bố dạy con hình học Đo góc biển chân trời Khi vừng dương mới mọc Nhuộm tím màu xa khơi.
|
Ống nhòm theo biển dài Thấy buồm lên thích quá! Theo con nhìn tương lai Khấp khởi mừng trong dạ.
Trên boong tàu gió mát Trên biển cả sóng cồn Diều con lên bát ngát Tưởng mọc vừng trăng non. (Huy Cận)
|
Từ ngữ:
Vừng dương (hay vầng dương): mặt trời.
Câu 1 trang 162 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Khi ra biển cùng bố, người con thường làm những gì?
Phương pháp:
Em đọc khổ thơ đầu tiên của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Khi ra biển cùng bố, người con thường xếp giấy thả diều, nói chuyện cùng với bố.
Câu 2 trang 162 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Câu thơ nào thể hiện niềm vui, sự tin tưởng của bố về tương lai con?
Phương pháp:
Em đọc khổ thơ thứ 4 của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Câu thơ thể hiện niềm vui, sự tin tưởng của bố về tương lai con là:
Theo con nhìn tương lai
Khấp khởi mừng trong dạ.
II. Đọc hiểu
Những điều thú vị về chim di cư
Nhiều loài chim như diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,... thường di chuyển nơi ở đều dặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể. Vậy vì sao loài chim lại có tập tính này, thay vì sống cố định một chỗ? Làm sao chúng định hướng được đường bay?
Trước hết, chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông. Thời tiết khắc nghiệt khiến chim mất nhiều năng lượng để giữ ấm. Thứ hai, chim di cư còn là để đi theo chuỗi thức ăn của chúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Một lí do nữa, tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con. Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.
Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Chúng cũng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,... Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
(Hà Phan tổng hợp)
Từ ngữ
- Di cư: di chuyển đến một miền hay một nước khác để sinh sống.
- Tập tính: đặc tính hoặc thói quen hoạt động có tính chất tự nhiên hay bản năng.
- Thiết bị GPS: hệ thống định vị toàn cầu dùng để xác định vị trí.
Câu 1 trang 163 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Theo bài đọc, chim di cư có tập tính gì?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Theo bài đọc, chim di cư có tập tính thường di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể.
Câu 2 trang 163 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Kể tên một số loài chim di cư.
Phương pháp:
Em đọc câu văn đầu tiên trong đoạn 1 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Một số loài chim di cư: diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,…
Câu 3 trang 163 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Có mấy lí do khiến chim di cư? Đó là những lí do nào?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Có 3 lí do khiến chim di cư. Những lí do đó là:
– Lí do thứ nhất: chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông.
– Lí do thứ hai: chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng.
– Lí do thứ ba: chim di cư để tới nơi có tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con.
Câu 4 trang 163 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Vì sao chim di cư bay rất xa nhưng vẫn tìm được đường về nhà?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Chim di cư bay rất xa nhưng vẫn tìm được đường về nhà vì: chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm; chúng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,...
Câu 5 trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trong câu “Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.”, hành vi thú vị này là hành vi nào? Chọn đáp án đúng.
A. đi theo chuỗi thức ăn
B. sinh sản và nuôi con
C. di cư
D. tránh rét
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải:
Hành vi thú vị này là hành vi: C. di cư
Câu 6 trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Lập sơ đồ cấu trúc bài đọc theo mô hình sau:
Phương pháp:
Em dựa vào nội dung bài đọc để lập sơ đồ cấu trúc bài đọc theo mô hình.
Lời giải:
Chim di cư |
||||||
Đoạn 1 |
Đoạn 2 |
Đoạn 3 |
||||
Đặc tính của loài chim di cư là thường chuyển chỗ ở theo mùa, có đường bay cụ thể. |
Vì sao chúng có tập tính di cư? Vì sao chúng có thể định hướng được đường bay? |
Lí do thứ nhất: chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông.
|
Lí do thứ hai: chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng.
|
Lí do thứ ba: chim di cư để tới nơi có tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con. |
Chim định hướng bằng cách quan sát vị trí Mặt trời và vì sao ban đêm. |
Chúng có thể định hướng nhờ vào mốc lớn: bờ biển, dãy núi, đường cao tốc,… |
Câu 7 trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Những từ ngữ nào được dùng để đánh dấu việc trình bày các lí do chim di cư?
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Những từ ngữ được dùng để đánh dấu việc trình bày các lí do chim di cư là: trước hết, thứ hai, một lí do nữa.
Câu 8 trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.
Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
A. Dùng để đánh dấu lời đối thoại.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
C. Dùng để đánh dấu các ý liệt kê.
D. Dùng dễ nối các từ ngữ trong một liên danh.
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải:
Dấu gạch ngang trong câu được dùng để: B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
Câu 9 trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Có thể dùng từ ngữ nào để thay thế cho từ nhà trong câu dưới đây?
Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
Phương pháp:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Để thay thế cho từ nhà trong câu dưới, có thể dùng từ ngữ: chỗ ở; nơi ở; tổ.
Câu 10 trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Viết một câu về chim di cư, trong câu có sử dụng 1 kết từ.
Phương pháp:
Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.
Lời giải:
Chim di cư và các loài động vật di cư nói chung đều rất thông minh – tự mình định hướng nhờ vào những vị trí chúng trông thấy.
B. VIẾT
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc hoặc bộ phim hoạt hình em đã xem.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình.
Lời giải:
Bài tham khảo Đề 1:
Cuốn sách truyện Kim Đồng của Nhà xuất bản trẻ viết về người anh hùng - chú chim liên lạc nhỏ anh hùng, bất khuất của cách mạng Việt Nam là một cuốn sách để lại nhiều ấn tượng trong tâm trí em. Mở đầu cuốn truyện, anh Kim Đồng hiện ra trong suy nghĩ của em với dáng người gầy, nhanh nhẹn, hoạt bát. Anh thường dẫn cán bộ di chuyển trong rừng, đến căn cứ địa, về các xóm làng. Kim Đồng không mấy khi ngại khó với nhiệm vụ quan trọng này, thậm chí anh còn là người chủ động phát hiện ra địch trước, tìm cách để đánh lạc hướng địch nhìn ra cán bộ của mình. Ở Kim Đồng luôn có sự liều lĩnh, gan dạ ngay cả trong hành động và suy nghĩ. Một lần, anh thấy địch phục kích trong lùm cỏ, chờ bắt người đi trên đường về xóm – anh liền nghĩ cách chạy lao lên, băng qua suối rồi vào ngay rừng – làm vậy, địch sẽ bắn theo hoặc kêu lên, giúp cán bộ ta nghe thấy và lui đi trốn. Quả nhiên, khi thấy bóng người Kim Đồng, địch đuổi ráo riết và xả đạn về anh – một con người liều lĩnh và quyết đoán. Nhưng thật không may, anh bị đạn bắn trúng, hi sinh tại chỗ, gần bên bờ suối Lê-nin – lúc đó là buổi sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng chói cho đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh noi theo – tình yêu cách mạng và quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, cho cán bộ bình an làm nhiệm vụ. Bản thân em là một người đội viên, luôn luôn tự hào và hạnh phúc khi nhắc đến tên anh Kim Đồng. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện trở thành người đội viên ưu tú, chăm ngoan và dũng cảm, không ngại vượt khó khăn.
Bài tham khảo Đề 2:
Trong các bài thơ em đã đọc, em thích nhất là bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương. Đây là một bài thơ rất hay và ý nghĩa. Ngưỡng cửa chính là sự quen thuộc đối với mỗi con người. Khi còn là tấm bé ngưỡng cửa xuất hiện từ khi chúng ta có mặt trên đời từ lúc còn chập chững bước đi đến khi chúng ta có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Ngưỡng cửa cũng là nơi chứng kiến hình ảnh bố mẹ lam lũ vất vả để có thể lo cho cuộc sống của chúng ta. Cũng tại ngưỡng cửa là nơi mỗi buổi chiều chúng ta thường chơi cùng bạn bè. ngưỡng cửa cũng đã chứng kiến những bước chân đầu tiên của ta khi đi học, đến với chân trời tri thức, một cánh cổng rộng lớn đang chờ và dù sau này có đi đâu thì nơi đó vẫn có ngưỡng cửa có những người thân yêu luôn chờ đón giang rộng vòng tay yêu thương đối với chúng ta. Dù thế giới ngoài kia có đối xử với chúng ta như thế nào thì gia đình luôn là thứ quý giá nhất. Qua bài thơ nhà thơ muốn gửi gắm với mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương bên gia đình bên tiếng cười thân yêu nhất. Đó là nơi cội nguồn nuôi dưỡng tính cách tâm hồn của mỗi con người từ đó gửi gắm một thông điệp chúng ta phải biết trân trọng yêu quý bố mẹ gia đình của mình.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục