Bố cục:
- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Tư thế hiên ngang ra trận của những người lính lái xe tiểu đội xe không kính.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Tinh thần dũng cảm, lạc quan của những người lính.
- Phần 3 (khổ thơ cuối): Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam.
Nội dung chính:
Bài thơ của Phạm Tiến Duật khắc họa một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Câu 1 trang 133 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?
Trả lời:
a. Nhan đề
- Bài thơ có một nhan đề dài và rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
- Nhan đề đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh quang: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
b. Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì:
- Những hình ảnh trong thơ thường là những hình ảnh đẹp, sáng ngời, hào nhoáng ít ai miêu tả những chiếc xe không kính.
- Những chiếc xe không kính diễn tả sự thật trần trụi, khốc liệt của chiến tranh.
- Những chiếc xe bị bom đạn phá hủy, nhưng không vì thế mà dừng bước. Chúng vẫn hăng hái lên đường, cùng những người chiến sĩ vào miền Nam giải phóng đất nước.
Câu 2 trang 133 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trương Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam).
Trả lời:
Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn :
- Tư thế ung dung, hiên ngang, sảng khoái đến bất tận Ung dung buồng lái ta ngồi ... ùa vào buồng lái.
- Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm Không có kính ừ thì có bụi...ừ thì ướt áo... mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, xe vẫn cứ đi.
- Tình đồng đội thắm thiết : bắt tay qua cửa kính vỡ, chia sẻ khó khăn.
- Ý chí chiến đấu vì miền Nam : một trái tim căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu.
Câu 3 trang 133 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?
Trả lời:
- Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
- Giọng thơ ngang tàn có cả chất nghịch ngợm phù hợp với đối tượng miêu tả là những chàng trai trong chiếc xe không có kính.
- Giọng điệu ấy làm cho lời thơ gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, rất tự nhiên nhưng vẫn rất thú vị, rất thơ.
Câu 4 trang 133 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.
Trả lời:
* Thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ:
- Tư thế ung dung, chủ động, lạc quan, yêu đời.
- Coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy.
- Ý chí chiến đấu vì sự thống nhất của đất nước.
* So sánh:
- Giống nhau: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội sâu sắc.
- Khác nhau:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc họa hình ảnh người lính trẻ trung, tinh nghịch, lạc quan, yêu đời mang phong cách của tầng lớp trí thức vừa rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên tham gia chiến đấu.
+ Đồng chí lại vẽ lên hình ảnh những người lính đầy tình cảm, mang hơi thở từ những người nông dân đi ra từ mảnh đất miền trung nghèo khó, bởi vậy mà họ trầm lắng, suy tư hơn.
Luyện Tập:
Trả lời câu hỏi (trang 133 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất sinh động, cụ thể. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy.
Trả lời:
- Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất cụ thể, sinh động.
- Không có kính chắn, người lính lái xe trên đường ra mặt trận đa có những cảm giác, ấn tượng rất đặc biệt, thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ hai.
- Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng: gió trên đường đi ùa vào buồng lái, khiến đôi mắt người chiến sĩ trở nên cay. Tác giả sử dụng từ "đắng" để diễn tả cảm giác ấy, khiến cảm giác cay vì gió ở mắt được vị giác hóa, chân thực hơn.
- Thấy con đường chạy thẳng vào tim, sao trời và đột ngột cánh chim như sa như ùa vào buồng lái: Giữa người lính lái xe và những sự vật, khung cảnh trên đường không có rào cản. Mọi thứ trở nên gần hơn, rõ nét hơn.
=> Phép phóng đại, ẩn dụ: chạy thẳng vào tim, như sa như ùa vào buồng lái khiến không gian trong xe và ngoài xe như hòa vào làm một, người lính và chiếc xe không kính có thêm những người bạn đồng hành.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục