Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Cảm xúc mùa thu SBT Ngữ văn 10 tập 1

Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

Giải câu 1, 2, 3 trang 115 SBT Ngữ văn 10 tập 1. Anh (chị) hãy làm nổi bật nét đặc sắc của bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ.

1. Anh (chị) hãy làm nổi bật nét đặc sắc của bài thơ Cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ.

Trả lời:

Bài thơ thường được chia làm hai phần : bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu. Song thực tế câu nào của bài thơ cũng mang cảnh thu và tình thu tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Anh (chị) hãy vận dụng các gợi ý sau đây để chứng minh điều đó :

- Trước hết về đề tài : là cảm xúc về mùa thu, một mùa đặc biệt trong văn hoá Trung Hoa nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. Đây là mùa của nỗi buồn, của chia li, giã biệt. Cảnh thu - tình thu có mặt trong đề tài không ?

- Cảnh thu trong bài thơ này được miêu tả rất đặc sắc :

+ Đó là rừng núi ("phong thụ lâm", "Vu sơn Vu giáp"), sông nước ("giang gian"), mây trời ("tái thượng phong vân"); trong đó, rừng núi là biểu tượng của sự bền vững, cứng rắn, còn mùa thu với chất thu, khí thu thì được tạo ra bằng cảm giác nhỏ bé ("ngọc lộ"), yếu ớt ("khí"). Trong sự đối đầu giữa cái bền vững và cái mảnh mai ấy, cái nào chiến thắng ? Các từ "điêu thương", "tiêu sâm" có cho thấy cảm xúc của nhà thơ không ?

+ Đó là sông nước mây, trời được đặt trong tư thế giao chiến : sông nước thì "ba lãng", còn mây trời thì "tiếp địa âm". Cảnh thu được tái hiện từ góc độ chuyển mùa dữ dội như vậy có mang theo cảm nhận của tác giả không ? Sự cảm nhận đó cho thấy tâm trạng gì của nhà thơ - chủ thể trữ tình ?

+ Đó là "tùng cúc"- "cô chu": ở đây, từ các hình ảnh được thu nhận bằng thị giác từ tầm xa (rừng núi...), cái nhìn của tác giả trở về với cuộc sống bản thân, tạo ra cái nhìn gần, vừa cụ thể ("tùng cúc") vừa trừu tượng ("cô chu"). Cái nhìn đó có mang theo tình cảm của nhà thơ không ? Phân tích quan hệ: "tùng cúc" thì "khai tha nhật lệ", "cô chu" thì "cố viên tâm" và "lưỡng khai" - "nhất hệ" để làm rõ nỗi đau tâm trạng của nhà thơ.

+ Nỗi đau buồn về chiến tranh loạn lạc được Đỗ Phủ cảm nhận từ tính chất dữ dội của mùa thu; từ thời gian loạn lạc mà tác giả phải chịu đựng ("lưỡng khai"). "Lưỡng" là hai mà cũng có thể nhiều hơn. Đặc biệt là mỗi lần "tùng cúc" - "khai" (tức nở hoa) thì lại nở ra "lệ". Đây là nước mắt của cỏ cây hay nước mắt của nhà thơ ?

+ Đã thế "cô chu" biểu thị tính chất cô độc, lẻ loi nơi đất khách quê người của nhà thơ, khiến "cô chu" luôn mãi nhớ về "cố viên". "Cô chu" được đặt trong quan hệ với "cố viên" tạo ra một không gian vời vợi. Không gian đó là kết quả của hiện thực xã hội nào được gián tiếp nói tới trong bài thơ này ?

+ Hình ảnh thị giác ở sáu câu đầu được thay thế bằng hình ảnh thính giác ở hai câu cuối cho thấy sự chuyển đổi của thời gian. Từ "mộ" trong câu cuối cho thấy điều này. Âm thanh nghe được ở đây là âm thanh gì ?

+ Nếu chỉ là đập vải để may áo cho mình, tức là những người dân ở thành Bạch Đế đập vải để may áo cho mình thì bài thơ có ý nghĩa lớn không ? Âm thanh đập vải ở đây còn có ý nghĩa nào khác không? Liên hệ với thời đại, với hoàn cảnh mà nhà thơ cũng như mọi người dân Trung Hoa lúc đó lâm vào.

Như vậy, cả bài thơ tràn ngập cảnh thu và tình thu, tình thu quyện trong cảnh thu, cảnh thu để biểu lộ tình thu, mang theo đó sức mạnh tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khát vọng được sống bình yên của con người.

2. Xác định mối quan hệ giữa câu 4 : "Tái thượng phong vân tiếp địa âm" (Mặt đất mây đùn cửa ải xa) và câu 8 : "Bạch Đế thành cao cấp mộ châm" (Thành Bạch, chày vang bóng ác tà).

Trả lời:

Ở Trung Quốc, "tiếng chày đập áo" cũng là âm thanh đặc trưng của mùa thu.

- "Trên cửa ải, mây sà xuống mặt đất âm u" cho thấy cái lạnh đang đến với người lính miền biên ải, giục giã người ta chuẩn bị áo rét để gửi cho người thân đang trấn thủ ải xa.

Từ đó, ta sẽ thấy : tuy đứng cách xa nhau, nhưng câu 4 chính là tiền đề, chuẩn bị cho "tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập" ở câu 8 và dễ dàng xác định được mối quan hệ giữa câu 4 và câu 8 là quan hệ gì.

3. Vì sao có thể nói rằng hai câu 5 - 6 :

                                        Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,

                                       Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

                                      (Khóm trúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

                                       Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)

là hai câu hay nhất của bài thơ ?

Trả lời:

Nói chung các nhà thơ Việt Nam thời trung đại ít dịch tác phẩm văn học Trung Quốc. Ít dịch không phải vì không dịch được mà vì không cần dịch. Các nhà Nho xưa đọc thơ văn Trung Quốc từ nguyên văn, vì suốt thời trung đại, cùng với chữ Nôm, tiếng Hán và chữ Hán cũng là ngôn ngữ văn học Việt Nam. Bởi vậy, nhà thơ Việt Nam chỉ dịch thơ Trung Quốc (chủ yếu là thơ Đường) khi đặc biệt tâm đắc với một tác phẩm nào đó. Công việc dịch này thể hiện sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn của người dịch và tác giả. Hẳn là Nguyễn Công Trứ dịch bài Thu hứng do có một sự tâm đắc đặc biệt với tâm hồn Tử Mĩ được thể hiện qua "cảm hứng mùa thu"; trong đó, phải chăng hai câu 5-6:

                                   Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

                                   Cô chu nhất hệ cố viên tâm.

đặc biệt lay động tâm hồn Nguyễn Công Trứ, khiến cho hai câu :

                                   Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,

                                  Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.

trở thành hai câu hay nhất trong tám câu của bản dịch ?

Vậy thì, cái hay của hai câu 5 - 6 (cả trong nguyên văn của Đỗ Phủ, cả trong bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ là ở đâu ?

Toàn bài thơ, câu nào cũng là "cảnh" mà câu nào cũng là "tình", câu nào cũng là "thu" mà câu nào cũng là "hứng", nhưng hai câu 5 - 6 là kết tinh đặc biệt.

- Ngày nay với kĩ thuật hiện đại, cúc nở hoa cả bốn mùa. Nhưng ngày xưa cúc là "thời hoa" (hoa nở theo mùa), cúc là tín hiệu của mùa thu. Đỗ Phủ ngụ cư ở Quỳ Châu đã hai năm, trải qua hai mùa cúc nở.

- Đọc thơ Đỗ Phủ, ta sẽ thấy thời kì ngụ cư ở Ba Thục, trong thơ ông thường xuất hiện hình ảnh con thuyền. Chẳng hạn, ta đã gặp hình ảnh "Môn bạc Đông Ngô vạn lí thuyền" (Thuyền Ngô muôn dặm đỗ ngay ở cửa ngoài) trong bài thơ Tuyệt cú. Đó là vì quê của Đỗ Phủ ở tỉnh Hà Nam. Bao năm rồi vì chiến tranh, Đỗ Phủ đã phải lưu lạc tha hương. Từ Ba Thục muốn về Hà Nam trước hết phải đi thuyền về Tương Dương - Hồ Bắc, rồi từ Hồ Bắc mới theo đường bộ lên Hà Nam. Con thuyền cứ hiện lên trong nỗi nhớ quê hương của nhà thơ là vì vậy.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan