Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Chữ người tử tù SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó? Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Nội dung chính

Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

* Trước khi đọc 

Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Tuân, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản. 

Phương pháp: 

Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.

Trả lời: 

* Tiểu sử

- Nguyễn Tuân (1910- 1987)

- Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến.

- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa , thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông.

- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa uyên bác độc đáo.

+ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tôn thờ và tận hiến cho cái đẹp.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,.....

+ Nguyễn Tuân luôn thay đổi thực đơn cho các giác quan, ham mê những cái mới lạ, phi thường tuyệt đỉnh, tuyệt đối.

+ Có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ.

* Tác phẩm: Chữ người tử tù

- Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mỹ. 

* Trong khi đọc 

Câu 1 (trang 76, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện 

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, chú ý xưng hô giữa các nhân vật.

Trả lời: 

- Ngôi kể: ngôi thứ ba. 

Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý cách nhà văn giới thiệu Huấn Cao.

Phương pháp: 

Chú ý lời hỏi của viên quan coi ngục.

Trả lời: 

Lời giới thiệu về nhân vật Huấn Cao qua lời hỏi của viên quan coi ngục khi tiếp nhận danh sách phạm nhân. Tuy nhiên, không phải là hỏi về tội trạng mà hỏi có phải người có tài năng viết nhanh đẹp. 

Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện.

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh dưới ngục.

Trả lời: 

- Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.

- Từ ngữ chỉ thời gian: thu không. 

Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục là gì? 

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn miêu tả nhân vật quản ngục về ngoại hình.

Trả lời: 

+ Đầu đã điểm hoa râm

+ Râu đã ngả màu

+ Mặt nước ao xuân, kín đáo, êm nhẹ.

→ Nhân vật viên quản ngục được khắc họa là người đàn ông đã có tuổi, mái tóc đã có tóc trắng, râu ngả màu. Khác với những nếp nhăn khi đứng trước phạm nhân thì khi nghỉ ngơi, cơ mặt đã căng ra trở về đúng con người thật của mình.  

Câu 5 (trang 80, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?

Phương pháp: 

Đọc đoạn đầu phần 2 để tìm ra những hành động, cử chỉ, lời nói.

Trả lời: 

- Quản ngục đối xử, biệt nhỡn với Huấn Cao là vì xuất phát từ tấm lòng chân thành, coi trọng, biết kính mến khí phách, biết tiếc thương người tài.

Câu 6 (trang 79, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?

Phương pháp: 

Đọc đoạn đầu phần 2, chú ý những hành động cử chỉ của viên quản ngục với Huấn Cao.

Trả lời: 

- Viên quản ngục nhìn phạm nhân trong đó có Huấn Cao với nét mặt hiền từ, tỏ rõ sự kiêng nể nhưng vẫn cố gắng tỏ một cách kín đáo. 

→ Vì ông ta kiêng nể, tôn trọng tài năng của Huấn Cao. 

Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý thái độ, hành động ngôn ngữ của Huấn Cao và viên quản ngục.

Phương pháp:

Đọc đoạn cuối phần 2, chú ý hành động viên quản ngục và Huấn Cao.

Trả lời:

- Quản ngục mong muốn có thể xin Huấn Cao viết mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại. Ông có mong muốn đó là bởi vì ông say mê nể trọng tài hoa và nhân cách anh hùng của Huấn Cao. 

Câu 8 (trang 82, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?

Phương pháp:

Đọc đoạn cuối phần 2, chú ý hành động mong muốn của viên quản ngục với Huấn Cao. Nhớ lại những chi tiết bên trên để giải thích được lí do.

Trả lời: 

- Quản ngục mong ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết để ông có thể xin chữ của ông Huấn Cao. 

- Vì cái sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết. Bởi chữ ông Huấn Cao rất đẹp. Có được chữ của ông Huấn Cao đó là báu vật của đời. 

Câu 9 (trang 83, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?

Phương pháp:

Đọc đoạn đầu phần 3, chú ý câu trả lời với thầy thơ lại để chuyển lời cho viên quản ngục.

Trả lời:

- Không gian, thời gian diễn ra cảnh cho chữ:

+ Không gian: được diễn ra trong căn buồn ngục tối, chật hẹp, u ám, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

+ Thời gian: đêm khuya “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. 

Câu 10 (trang 83, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

Phương pháp:

Đọc đoạn giữa phần 3, chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian.

Trả lời:

- Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian đêm khuya: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

- Không gian: Cảnh cho chữ thiêng liêng lại được diễn ra trong cảnh u ám của ngục tối. Bối cảnh được khắc họa trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi của gián, chuột… 

Câu 11 (trang 83, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào?

Phương pháp: 

Đọc đoạn cuối phần 3, chú ý những con người, từ ngữ chỉ hình dáng của những người tham gia vào khung cảnh cho chữ.

Trả lời: 

- Ông Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.

- Viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.

- Thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.

- Khung cảnh lạ lùng khi người tử tù lại mang dáng vẻ tự tin, hiên ngang còn viên coi ngục và thầy thơ lại vốn được biết đến là những người có uy quyền nhất trong nhà tù lại đang khúm núm, hầu bên cạnh. 

* Sau khi đọc 

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, chú ý những tình huống và từ ngữ chỉ không gian, thời gian.

Trả lời: 

- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.

- Nhận xét:

+ Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.

+ Về thời gian: khác với mọi khi, người ta thường hay cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp thì ở đây, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuậ, người ta lại cho chữ vào ban đêm một cách gấp rút, vội vã, như đang chạy đua với thời gian, khẩn trương, gấp rút để tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng. 

Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định tình huống truyện và vai trò, vị trí của các nhân vật trong tác phẩm. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, chú ý những tình huống và các nhân vật, vị trí vai trò. 

Trả lời: 

- Tình huống truyện: Khung cảnh cho chữ chưa từng có.

- Vị trí: Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục - đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỷ, tri âm của nhau. 

→ Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kỳ ngộ đáng nhớ và kì lạ.

- Tác dụng:

+ Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao.

+ Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục.

+ Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện. 

Câu 3 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, chú ý cách giới thiệu về Huấn Cao, những cử chỉ, hành động của Huấn Cao khi trong tù.

Trả lời: 

- Theo em, Huấn Cao là nhân vật mang những phẩm chất tuyệt đẹp của người anh hùng, là con người đại diện cho cái đẹp, từ tài viết chữ của một nho sĩ đến cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu, tấm lòng trong sáng của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Cái tài, cái đẹp đã chiến thắng trước cái xấu, cái ác, cái dơ bẩn. Thông qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khéo léo bộc lộ tình yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình. 

Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nhân vật viên quản ngục để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, nêu cảm nhận cá nhân và giải thích được lí do.

Trả lời: 

- Suy nghĩ về nhân vật viên quản ngục: có sự vận động của tính cách: từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được Huấn Cao - người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng.

- Nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”:

+ Viên quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.

+ Sự khát khao và trân trọng cái đẹp. 

Câu 5 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy.

Phương pháp: 

Đọc đoạn cuối phần 3, phân tích cụ thể về không gian, thời gian, tư thế mọi người. Đưa ra nhận xét.

Trả lời: 

* Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục:

+ Thời gian: Đêm khuya.

+ Không gian: Buồng giam nhà tù đầy chật chội, ẩm mốc, “tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.

+ Vị thế của người cho chữ và người xin chữ: Kẻ cho chữ lại “cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình”, người xin chữ lại là quan chức thuộc bộ máy của triều đình. Xét về địa vị xã hội: Họ là những người đối lập nhau; nhưng ở phương diện nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ, hiểu nhau bởi cả hai đều hướng tới vẻ đẹp vượt lên thực tại tầm thường.

- Vẻ đẹp khí phách và tài hoa của Huấn Cao:

+ Hành động: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”.

+ Phong thái khi cho chữ: Ung dung, bình thản thay bút con, đề lạc quản đã cho thấy gười nghệ sĩ say mê sáng tạo cái đẹp, viết chữ thoải mái, tự do như ở chốn thư phòng.

+ Khuyên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi… nhem nhuốc cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao là người biết trân trọng cái đẹp và vẻ đẹp của con người.

- Vẻ đẹp của quản ngục:

+ Trân trọng cái đẹp, người tài: “Khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”.

+ Hành động “ngục quan cảm động, vái người tù một cái”, chắp tay "Kẻ mê muội... bái lĩnh" đã toát lên sự cảm động, thần phục của quản ngục, vẻ đẹp phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng.

* Nhận xét: Có thể nói, cảnh cho chữ đã khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật - Huấn cao và quản ngục. Với nghệ thuật xây dựng sự đối lập đặc sắc, cảnh cho chữ đã thể hiện tư tưởng nhân văn đặc sắc - cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng đăng quang và cứu vớt những người lầm đường lạc lối.

Câu 6 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Phương pháp: 

Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp đối lập. Chỉ ra sự xuất hiện trong tác phẩm và phân tích tác dụng về hình thức và đối với nội dung ý nghĩa tác phẩm. 

Trả lời: 

- Đối lập: 

+ Nhan đề đã xuất hiện sự đối lập: “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Nhưng lại là “Chữ người tử tù”, chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc. 

+ Vị thế xã hội của hai nhân vật. Huấn Cao kẻ tử tù, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau. 

+ Cảnh cho chữ: là ở không gian tặng chữ. Việc cho chữ là một việc cao quý thường diễn ra trong không khí trang nghiêm, trang trọng nhưng trong câu chuyện này, nó lại diễn ra trong một căn ngục tối tăm, ẩm thấp. Tư thế cho chữ: Huấn Cao trang nghiêm uy nghi, viên quản ngục; thầy thơ lại khúm núm, hầu hạ. 

- Tác dụng: 

Qua sự đối lập này đã làm nổi bật hơn giá trị của con chữ, của những con người tôn trọng cái đẹp, cái tài. Đồng thời làm cho tác phẩm giàu sức gợi hình gợi cảm, tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. 

Câu 7 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Điều em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện Chữ người tử tù là gì? Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ" như thế nào? 

Phương pháp: 

Đọc lại toàn bộ tác phẩm, nêu được chủ đề chính và phục của tác phẩm. Đưa ra quan niệm của tác giả về “chữ” và “thú chơi chữ".

Trả lời: 

- Điều em tâm đắc nhất: tác giả Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, giúp em thấy được hình tượng Huấn Cao trong truyện có những tính cách độc đáo của một nhà nho luôn sống trung thành với thiên lương, kể cả viên cai ngục. Truyền thống trọng nghĩa khinh tiền tài của cha ông ở hai nhân vật đối lập trong hoàn cảnh sống đã vượt qua chính họ, vượt qua hoàn cảnh sống u uất của mỗi người để hình thành thái độ xin và cho có một không hai trong lịch sử văn học.

- Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” đầy bất ngờ, “có một không hai”, gây sửng sốt cho người đọc. Thuở xưa, thú chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thỏa sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Ấy vậy mà trong truyện của Nguyễn Tuân, ông lại tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan