Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 trang 120 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 trang 120 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài. “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”. (Phương Lựu – Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Phương pháp: 

Nhớ lại kiến thức đã được học để trả lời.

Trả lời:

Các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài: Tạo tình huống kịch, dùng điệu bộ gây cười, dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ…

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Phương pháp: 

Nhớ lại kiến thức đã được học và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời.

Trả lời:

Vai trò của tiếng cười với cuộc sống con người:

- Mang lại niềm vui, mục đích giải trí.

- Phê phán, châm biếm – mỉa mai, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Phương pháp: 

Tìm đọc tác phẩm theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi đã cho theo quan điểm và cách hiểu của em.

Trả lời:

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1): “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu”. (Phương Lựu – Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Phương pháp: 

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đã cho

Trả lời:

Ý kiến “Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” đã diễn tả chính xác về các hình thức của tiếng cười trong truyện hài kịch, truyện cười. Tiếng cười trong hài kịch thường phê phán những nhân vật hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,… Nhân vật ông Giuốc-đanh trong “Trưởng giả học làm sang” là một nhân vật điển hình. Vì muốn trở thành quý tộc, ông đã tự biến mình thành kẻ ngu dốt hài hước bị mọi người xung quanh lợi dụng. Còn tiếng cười trong truyện cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người. Nhân vật chủ cửa hàng trong Treo biển, hay nhân vật anh có áo mới trong truyện Lợn cưới áo mới là những nhân vật đáng bị phê phán, chế giễu. Tóm lại, tiếng cười không chỉ có vai trò giải trí mà còn có mục đích chế ngự cái xấu trong xã hội.

Sachbaitap.com  

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan