Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Khởi ngữ SBT Ngữ Văn 9 tập 2

Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Trong lời nói của Nhuận Thổ sau đây, câu nào có chứa khởi ngữ ? Hãy chuyển từ làm khởi ngữ đó vào một vị trí thích hợp khác trong câu.

1. Bài tập 1, trang 8, SGK.

   Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây :
   a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
   b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
  (Nam Cao, Lão Hạc)
   c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
   d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
   e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Trả lời:

   Để tìm được thành phần khởi ngữ, cần đọc kĩ phần Ghi nhớ (trang 8, SGK) và thực hiện các việc sau đây :

   - Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu. Nên tìm vị ngữ trước. Từ vị ngữ sẽ tìm được chủ ngữ : chủ ngữ là thành phần chính nêu tên sự vật hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Ví dụ : trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức. ” vị ngữ là cụm từ khổ tâm hết sức, còn chủ ngữ là từ ông.

   - Xem trong câu có từ hoặc cụm từ nào đứng trước chủ ngữ không. Ví dụ, trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức." có một cụm từ đứng trước chủ ngữ điều này.

   - Xem từ hoặc cụm từ đứng trước chủ ngữ có nêu lên đề tài được nói đến trong câu không. Nếu từ, cụm từ có nêu lên đề tài được nói đến trong câu thì đó là khởi ngữ.

   - Xem trước từ, cụm từ ấy có hoặc có thể thêm các quan hệ từ vềđối với  không. Nếu từ, cụm từ ấy có hoặc có thể thêm các quan hệ từ vềđối với được thì đó là khởi ngữ. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu bắt buộc phải có đối với khởi ngữ mà chỉ là một dấu hiệu thường gặp. Cũng có trường hợp khởi ngữ không có dấu hiệu này.

2. Bài tập 2, trang 8, SGK.

   Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thêm khởi ngữ:

   a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

   b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi vẫn chưa giải được.

Trả lời:

   Để trở thành khởi ngữ, phần in đậm cần được chuyển lên trước chủ ngữ.

3. Trong hai câu cho sau đây câu nào chứa khởi ngữ và khởi ngữ là những từ ngữ nào ?

   Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đọc đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đọc đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

Trả lời:

   Trong bài tập có một câu ghép chứa hai khởi ngữ.

4. Trong lời nói của Nhuận Thổ sau đây, câu nào có chứa khởi ngữ ? Hãy chuyển từ làm khởi ngữ đó vào một vị trí thích hợp khác trong câu.

   Anh Nhuận Thổ nói :

   - Lạy cụ ạ ! Thưa cụ con đã nhận được, /.../

(Lỗ Tấn, Cố hương)

Trả lời:

   Trong bài tập có một câu chứa khởi ngữ. Chỉ có thể chuyển từ làm khởi ngữ vào một vị trí thích hợp là ở sau cụm động từ làm vị ngữ ; khi đó, nó trở thành một bộ phận của cụm động từ này.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan