Xem thêm: Bài 5. Tích trò sân khấu dân gian
I. Trước khi đọc
Câu 1:
Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên bạn nghĩ tới là gì? Vì sao như vậy?
Phương pháp:
Liên hệ với thực tế, em đã được nghe cụm từ “con rối” trong những hoàn cảnh nào và cụm từ này thường được dùng để chỉ những trường hợp như thế nào.
Trả lời:
Khi nghe cụm từ “con rối”, điều đầu tiên em nghĩ tới là những người không có chính kiến, không biết suy nghĩ bị người khác điều khiển và chỉ làm việc theo sự sắp xếp của người khác, thực chất trong tay không có quyền hạn hay hiểu biết gì.
Câu 2:
Bạn đã có những hiểu biết gì về rối nước? Hãy nêu những điều bạn còn thắc mắc và muốn tìm hiểu sâu thêm về loại hình nghệ thuật này
Phương pháp:
Liên hệ với thực tế và bản thân để trả lời
Trả lời:
Em được biết múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian, các nghệ nhân sẽ ở phía sau cánh gà để điều khiển các con rối trên sân khấu và chúng đều được thả nổi trên mặt nước
Em thắc mắc làm sao người nghệ nhân có thể điều khiển được con rối từ phía sau cánh gà.
II. Đọc Văn Bản
Câu 1.
Đoạn chữ in đậm này là sa-pô của văn bản. Hãy nhớ lại các chức năng thông thường của một sa-pô.
Phương pháp:
Dựa vào các kiến thức đã học khi viết một văn bản thuyết minh, một văn bản thông tin hay một bài báo để nhớ lại kiến thức về sa-pô
Trả lời:
- Các chức năng của sa-pô:
+ Hoàn thiện tiêu đề
+ Tóm tắt nội dung
+ Chứng minh tính thời sự
+ Nêu rõ hoàn cảnh
+ Thông báo bố cục
+ Thu hút người đọc
Câu 2.
Trò rối nước ở Việt Nam ra đời từ bao giờ?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn trang 137
Trả lời:
- Tương truyền, múa tối nước được hình thành từ thế kỉ XI – XII
Câu 3.
Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn đầu trang 138
Trả lời:
- Nhà rối (thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,... tạo nên một sân khấu sinh động.
- Ngày nay, thủy định được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái,… với sân khấu là hồ nhân tạo.
Câu 4.
Trong trò rối nước, con rối đã được chế tác và điều khiển như thế nào?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn thứ hai trang 138
Trả lời:
- Người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây để điều khiển con rối, đứng sau bức mành (buồng trò)
- Lối điều khiển đòi hỏi kĩ năng thuần thục, làm sao nhịp nhàng với lời thoại, âm nhạc, lột tả được thần thái nhân vật.
- Phần thân con rối nổi trên mặt nước, phần chân chìm dưới nước để giữ thăng bằng và lắp bộ điều khiển
- Những con rối được đẽo gọt từ gỗ sung, tạo hình ngộ nghĩnh màu sắc rực rỡ, vui tươi, dân dã
Câu 5.
Việc bảo tồn, phát triển rối nước có điểm gì chung với bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của dân tộc?
Phương pháp:
Liên hệ thực tế
Trả lời:
- Duy trì bằng cách sinh hoạt biểu diễn hội hè ở các làng xã và khắp cả nước
- Tuy nhiên phát triển không chỉ là nhân rộng địa điểm, tăng số lượng suất diễn mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo để đào sâu và phát huy những giá trị vốn có của nghệ thuật múa rối.
III. Sau khi đọc
Câu 1.
Tóm tắt những thông tin chính của văn bản.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản, chú ý các thông tin chính về loại hình nghệ thuật múa rối nước
Trả lời:
- Rối nước tương truyền được hình thành từ thế kỉ XI – XII. Múa rối nước thường biểu diễn vào những dịp hội hè trong lãng xã và sau này trở thành loại hình nghệ thuật lớn.
- Không gian biểu diễn đặc trưng của múa rối nước: Nhà rối (thủy đình) trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong mành tre, cờ phướn, võng lọng, cổng hàng mã,... tạo nên một sân khấu sinh động. Ngày nay, thủy định được dựng ngay trong các nhà hát và trong các khu du lịch sinh thái, … với sân khấu là hồ nhân tạo.
- Trong trò rối nước người điều khiển sử dụng hệ thống sào kết hợp với dây để điều khiển con rối, đứng sau bức mành (buồng trò). Lối điều khiển đòi hỏi kĩ năng thuần thục, làm sao nhịp nhàng với lời thoại, âm nhạc, lột tả được thần thái nhân vật.
- Để phát triển và duy trì nghệ thuật múa rối nước thì không chỉ là nhân rộng địa điểm, tăng số lượng suất diễn mà còn là sự tìm tòi, sáng tạo để đào sâu và phát huy những giá trị vốn có của nghệ thuật múa rối.
Câu 2.
Tìm trong văn bản những thông tin cho phép khẳng định múa rối nước là “môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần Việt”.
Phương pháp:
- Đọc kĩ văn bản, chú ý những đoạn tác giả nói về đặc trưng của múa rối nước
- Liên hệ những đặc trưng của bộ môn này với văn hóa Việt để khẳng định tính văn hóa của nó
Trả lời:
- Sự hình thành: Múa rối nước vốn thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ tết, khi bà con đã thu xếp xong việc đồng áng để cùng ra đình góp vui
- Không gian, chất liệu biểu diễn:
+ Để diễn được trò rối nước, người ta phải dựng lên nhà rối trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lõng, cổng hàng mã, ...
+ Âm thanh và ánh sáng: cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai.
Câu 3.
Nêu đặc điểm của cách triển khai thông tin trong văn bản. Hãy phân tích mức độ thuyết phục của cách triển khai ấy.
Phương pháp:
- Dựa vào nội dung các thông tin trong từng phần của văn bản để tìm ra cách triển khai của tác giả
- Xem xét mức độ nhận biết, dễ hiểu của cách triển khai ấy đối với người đọc để kết luận chúng có thuyết phục hay không
Trả lời:
- Cách triển khai thông tin văn bản theo trình tự: nguồn gốc, đặc điểm không gian, cách biểu diễn, cách chế tạo rối nước và sự duy trì phát triển của loại hình nghệ thuật.
- Mỗi phần được chia thành các luận điểm rõ ràng, có sự so sánh giữa quá khứ và hiện tại, lập luận có logic và có tính xác thực.
Câu 4.
Nêu nhận xét về phần sa-pô của văn bản, từ đó rút ra cách viết sa-pô cho một văn bản thông tin nói chung.
Phương pháp:
- Đọc kĩ phần sa-pô ở đầu văn bản, chú ý cách viết và văn phong, ngôn từ của nó
- Suy nghĩ về tác dụng của phần sa-pô với văn bản để rút ra cách viết sa-pô
Trả lời:
- Sa-pô giúp hoàn thiện tiêu đề bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn xử lý giúp độc giả hình dung bài báo nói gì và thu hút người đọc bởi những từ khóa
-> Sapo có tính khơi gợi: Sapô ở đây đưa ra ý tưởng chung của bài báo, góc độ và giọng điệu của bài viết
- Cách viết sa-pô: Đoạn Sapo này có thể được viết bởi 1 hoặc nhiều câu văn hoàn chỉnh khác nhau. Những câu văn này có thể ngắn, có thể dài nhưng nó phải mang tính khái quát để người đọc hiểu được nội dung phần thông tin mà bạn cung cấp phía dưới. Có thể dùng những từ ngữ gợi mở, từ khóa để gây sự chú ý và hấp dẫn cho người đọc.
Câu 5.
Nếu được phép bổ sung vào văn bản những thông tin về các câu chuyện được kể trên sân khấu rối nước, bạn có thể nói điều gì?
Phương pháp:
- Xem lại lý thuyết về nghệ thuật múa rối nước
- Tìm hiểu những câu chuyện về sân khấu múa rối nước và dựa vào đặc điểm của loại hình nghệ thuật này để suy nghĩ xem câu chuyện nào phù hợp để bổ sung vào văn bản
Trả lời:
- Múa rối nước là những bức tranh phản ánh chân thực về cuộc sống của những người nông dân trong sinh hoạt đời thường, từ đó, chúng ta nhận thức được mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới thiên nhiên, hiểu được lao động, sinh hoạt, khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người nông dân vùng châu thổ sông Hồng trong tiến trình phát triển của lịch sử. Thường các tiết mục rối nước kể về những sự tích dân gian hoặc cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Câu 6.
Từ văn bản được học, hãy nêu cảm xúc, suy nghĩ của bạn về rối nước nói riêng và nghệ thuật cổ truyền của dân tộc nói chung.
Phương pháp:
Học sinh liên hệ bản thân và nêu cảm nhận của cá nhân mình
Trả lời:
Nghệ thuật dân gian đóng vai trò quan trọng và là linh hồn của nền văn hóa của cả một dân tộc. Việt Nam cũng vậy. Nghệ thuật dân gian mỗi vùng miền sẽ có 1 sắc thái khác nhau và mang giá trị nhân văn, thẩm mĩ riêng. Tuy nhiên thời đại 4.0 phát triên đồng nghĩa với việc khán giả dần ít được tiếp xúc với các loại hình dân gian truyền thống của Việt Nam. Mặc dù không còn ưa chuộng như trước đây, nhưng giá trị của các loại hình nghệ thuật mang lại là vô giá, nó không chỉ là nét đẹp riêng của dân tộc mà còn lưu giữ và phản ánh chân thực nhất đời sống văn hóa của người Việt xưa. Các loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam trên đều là những di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển.
IV. Kết nối đọc - viết
Câu hỏi:
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Múa rối nước – món quà kì diệu từ đồng ruộng Việt Nam.
Phương pháp:
Dựa vào những cảm nhận của bản thân về múa rối nước qua bài học và liên hệ với thực tế
Trả lời:
Múa rối nước là một thể loại của loại hình sân khấu Việt Nam. Được sinh ra từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của nông dân vùng châu thổ sông Hồng, nó mang đậm tính văn hóa phương Đông và Đông Nam Á. Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn cướng dân gian, múa rối nước trở thành môn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hông của người Việt, mang giá trị phản ánh sinh động, chân thực về đời sống văn hóa của người nông dân, nông thôn vùng châu thổ sông Hồng. Trong tâm thức người Việt, nước mang trong mình sức mạnh siêu linh, thành một thế lực phải tôn thờ, các tập quán sinh sống của đời sống nông nghiệp xung quanh luôn phải có ao làng. Cơ sở hình thành của múa rối nước còn có quan hệ mật thiết với nền nông nghiệp lúa nước. Đặc điểm đất tự nhiên với khí hậu quyết định phương thức sản xuất nông nghiệp lúc nước của cư dân người Việt, là tiền đề cho việc hình thành quần cư làng xã. Đất tự nhiên và cư dân châu thổ sông Hồng tác động lẫn nhau tạo thành mối quạn hệ hài hòa. Cây lúa đã tạo nên phương thức ứng xử của người Việt với đất: quý đất, tôn thờ đất và tạo ra văn hóa làng xã. Đây chính là món quà kì diệu từ đồng ruộng lúa nước Việt Nam – múa rối nước.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục