Xem thêm: Bài 4. Nét đẹp văn hóa và cảnh quan
Câu hỏi (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bài báo cáo của bạn được chọn để trình bày trong buổi tọa đoàn Khoa học và cuộc sống. Bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.
Phương pháp:
Xác định mục đích, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói. Sau đó tìm ý và lập dàn ý và hoàn thành bài nói.
Trả lời:
Thực trạng Ô nhiễm môi trường
Tóm tắt:
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để: xác định và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp để cải thiện và xóa bỏ tình trạng ô nhiễm.
1. Mở đầu:
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,… Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay đang ngày một bị ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân cũng như môi trường sinh thái xung quanh ta.
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc mang chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của môi trường của bị thay đổi có thể gây tác hại tới sức khỏe con người và đời sống của các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường có thể bị gây ra bởi các chất ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ).
2.2 Kết quả nghiên cứu và đề xuất:
2.2.1. Thực trạng:
- Hàng ngày, có hàng nghìn tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.
- Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra môi trường.
- Diện tích rừng hàng năm bị chặt phá ngày càng nhiều.
2.2.2. Nguyên nhân và hậu quả:
- Người dân xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
- Ý thức của một số doanh nghiệp còn kém, chưa chấp hành những quy định nghiêm ngặt về xử lý chất thải công nghiệp.
- Hệ thống quản lý của nhà nước còn nhiều yếu kém, hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều lỗ hổng.
→ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: hàng loại những căn bệnh: Ung thư, viêm phổi, tim mạch, hô hấp,…
→ Ảnh hưởng đến môi trường sống: Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
→ Bên cạnh đó, ô nhiễm còn ảnh hưởng đến các khía cạnh về kinh tế, xã hội “Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008 dự báo, mỗi năm, Việt Nam đang mất đi ít nhất 69 triệu USD thu nhập từ ngành du lịch do hệ thống xử lý vệ sinh kém”.
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện và xóa bỏ ô nhiễm môi trường:
Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, con người cần phải chung tay. Mỗi người dân phải tự ý thức được hành vi đang gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, sự can thiệp của cơ quan nhà nước cũng cực kỳ quan trọng. Nhà nước, cơ quan quản lý cần không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Khuyết khích người dân ở những khu đô thị sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động những ngày hội trồng cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết.
3. Kết luận:
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh – sạch – đẹp và an toàn.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục