Xem thêm: Bài 7. Những điều trông thấy
Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):
Kẻ bảng dưới đây vào vở, tóm tắt tình huống, sự kiện và xác định nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều thể hiện qua các văn bản trích trong bài học:
Văn bản |
Tình huống/ sự kiện |
Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều |
Trao duyên |
|
|
Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh |
|
|
Phương pháp:
Từ hiểu biết của bản thân về nội dung các văn bản trích trong bài học để hoàn thành bảng đề bài đưa ra.
Lời giải:
Văn bản |
Tình huống/ sự kiện |
Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều |
Trao duyên |
Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều trò chuyện, thuyết phục Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng. |
Thúy Kiều đau xót, dằn vặt vì tình yêu lỡ làng, phiền lụy đến Thúy Vân và phụ lòng Kim Trọng. |
Thuý Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh |
Thúy Kiều buộc phải hầu rượu, hầu đàn vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trong tình cảnh trớ trêu, tủi nhục. |
Bị Hoạn Thư bày mưu hạ nhục, Thúy Kiều đau xót và tủi nhục đến cùng cực. |
Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):
Nhận xét về một số đặc sắc nghệ thuật của Truyện Kiều qua các văn bản đã học.
Phương pháp:
Dựa vào nội dung các văn bản đã học trong bài và những hiểu biết của mình về nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du để từ đó đưa ra những nhận xét của bản thân.
Lời giải:
- Tạo được những tình huống xoay quanh các sự kiện giàu kịch tính và dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
- Xây dựng và sử dụng kết hợp ngôn ngữ đối thoại, độc thoại hóa đối thoại, độc thoại nội tâm với lời của người kể chuyện, để miêu tả tâm lí, tính cách của nhân vật một cách sinh động.
- Phát huy được sức mạnh tự sự, trữ tình của câu thơ lục bát dân tộc.
Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):
Qua các văn bản đã học, đã đọc, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Phương pháp:
Từ vốn hiểu biết của bản thân và từ những văn bản đã học về truyện thơ Nôm Truyện Kiều, đưa ra những lưu ý khi đọc một đoạn trích trong một truyện thơ Nôm như Truyện Kiều hoặc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Lời giải:
Với việc đọc một văn bản Truyện Kiều cần:
- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.
- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm của Nguyễn Du (như nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.
- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán như Độc “Tiểu Thanh kí”, thơ văn chữ Nôm như Văn chiêu hồn...), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.
Nhan đề “Những điều trông thấy” của bài học này (trích câu thơ của Nguyễn Du: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng) nhằm gợi nhắc bao quát giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, thể hiện “con mắt nhìn suốt sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” của Nguyễn Du. Vì thế, khi đọc, phân tích, đánh giá bất kì một văn bản nào của ông, cũng đều nên xem xét ở cả trên hai giá trị không tách rời nhau là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):
Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật, bạn cần lưu ý những điều gì?
Phương pháp:
Từ kinh nghiệm thực hành viết bài và thông tin tham khảo từ các nguồn ngữ liệu, thông tin phần tri thức kiểu bài; đưa ra những lưu ý khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.
Lời giải:
Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Xác định rõ tư tưởng, quan điểm, ý kiến…. được đặt ra trong xã hội/ tác phẩm.
- Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.
- Xác định đúng luận điểm, luận cứ và các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, hợp lí.
- …
Câu 5 (trang 58 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):
Theo bạn, việc quan sát, trải nghiệm thực tế có vai trò, tác dụng như thế nào trong học tập và trong đời sống của con người?
Phương pháp:
Thông qua kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân, nêu lên vai trò, tác dụng của việc quan sát, trải nghiệm thực tế trong học tập và trong đời sống của con người.
Lời giải:
- Theo em, việc quan sát và trải nghiệm thực tế là rất quan trọng trong học tập và trong đời sống của con người vì nó giúp ta hiểu được bản chất thực sự của những vấn đề và sự việc xảy ra xung quanh mình.
- Giúp chúng ta đối diện với những vấn đề và tình huống đời thường một cách chính xác và hiệu quả hơn.
- Giúp chúng ta có thể áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn một cách chính xác và hiệu quả.
- …
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục