Xem thêm: Bài 7. Quyền năng của người kể chuyện
Câu 1.
Mức độ bao quát các nhân vật, sự kiện của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Trả lời:
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể là nhân vật người ba trong gia đình.
- Người kể chuyện tham gia vào các sự việc, nên có thể bao quát hành vi, cảm xúc của các nhân vật khác cũng như tái hiện khách quan các sự việc xảy ra. Trong truyện, người kể chuyện đã lớn, đã trưởng thành, nên có đủ khả năng để lý giải các sự việc bên cạnh việc tái hiện.
Câu 2.
Nắm bắt được cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật về sự việc diễn ra trong câu chuyện.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật
Trả lời:
- Lần đầu tiên chim khướu sổ lồng: nhân vật con trai hoảng hốt, nhân vật người ba hụt hẫng (“cái lồng trống, lòng tôi cũng trống”)
- Khi chim khướu quay trở về: các nhân vật đều vui vẻ, sung sướng: “Cả nhà reo lên.” Sung sướng khi chim quay lại, và sung sướng khi đã đưa chim quay lại cái lòng: “Cả nhà vừa lao ra vừa reo lên”. Nhưng riêng người ba trở nên trầm ngâm, suy tư về việc cái lồng giam hãm chim khướu quá lâu khiến nó chới với khi bay ra ngoài.
- Khi chim khướu sổ lồng lần thứ hai: các nhân vật không lo buồn như lần trước, vì đoán thế nào chim cũng quay trở về.
- Khi biết chim khướu không quay trở về nữa: người con trai vẫn kiên nhẫn đợi chờ, trông mong chim khướu bay trở lại, còn người ba đã thấu hiểu và chấp nhận sự thật.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục