Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 - Văn 10 KNTT

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 2. Hầu hết các yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

Câu 1. 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

a) Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô Đại Cáo.

b) Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt có trong đoạn trích.

c) Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

Trả lời:

a) Từ Hán Việt có trong đoạn trích: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

- Nhân nghĩa là lòng thương người và ѕự đối хử với người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.

- Văn hiến: Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của một dân tộc.

- Hào kiệt: Người có tài cao, chí lớn, hơn hẳn người thường.

b) Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt: làm cho đoạn văn ngắn gọn nhưng vẫn mang hàm ý biểu đạt đầy đủ ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện.

c) Đặt câu:

- Nhân nghĩa: Thầy cô luôn dạy, mỗi người chúng ta cần phải sống nhân nghĩa, yêu thương con người.

- Văn hiến: Việt Nam là là một quốc gia có truyền thống văn hiến lâu đời.

- Hào kiệt: Tuấn được mệnh danh là một đấng “hào kiệt” của lớp 12A7.

Câu 2. 

Đọc lại đoạn (3) của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây" đến “dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”) lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:

Stt

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

1

 

 

Phương pháp:

- Đọc kĩ lại đoạn (3) của văn bản theo yêu cầu đề bài.

- Kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê.

- Nêu tác dụng biểu đạt của chúng.

Trả lời:

STT

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

1

Đau lòng nhức óc

Mượn từ câu “thống tâm tật thủ” trong sách “Tả truyện”

Ý nói niềm căm giận vô cùng

2

Nềm mật nằm gai

Lấy từ điển vua nước Việt thời Đông Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Phù Sai cướp nước, bèn nuôi chí phục thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên gai để không quên mối thù cũ

Nhấn mạnh mối thù cướp nước cùng những khó khăn trong thời gian nuôi chí phục thù

3

Quên ăn vì giận

Lấy ý từ chữ “phát phấn vong thực” trong “Luận ngữ” để nói về sự chuyên tâm đến quên cả ăn. Câu văn gợi nhắc đến lời trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

Ý nói về nỗi hận quân thù, chí miệt mài, nghiên ngẫm binh thư để tìm kế đánh giặc.

4

Tiến về đông

Lấy chữ từ câu của Hán Cao Tổ Lưu Bang nói với Tiêu Hà khi bị Hạng Vũ dồn về phía Tây: Ta cũng muốn tiến về phía đông chứ sao có thể rầu rĩ ở mãi chốn này được. 

Ý chí phục thù của nghĩa quân dù còn đang ẩn náu chốn Lam Sơn. Câu trong “Bình Ngô đại cáo” còn mượn hiên thực từ phía tây – Lam Sơn, tiến về Đông Đô nơi đang bị giặc Minh chiếm đóng.

5

Dành phía tả

Điển tích Tín Lăng Quân nước Ngụy thời Đông Chu, nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ liền đem xe đi đón, tự ngôn bên phải giữ cương ngựa, dành trên trái (bên tả) là chỗ tôn quý cho Hầu Doanh ngồi.

Ý nói khát vọng muốn chiêu nạp hiền tài cống hiến cho sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh

6

Dựng cần trúc

Lấy từ tích Hoàng Sào dấy binh khởi nghĩa không kịp làm cờ phải giơ cây sào lên thay.

Ý nói cuộc kháng chiến mới đầu còn gian khổ, đồng thời nói lên tính chất cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đứng lên vì nghĩa lớn. 

7

Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Lấy từ điển xưa, nước Tấn và nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng cùng uống. Sau nước Sở đánh thắng nước Tấn.

Ý nói tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi giữa tướng lĩnh và binh sĩ Lam Sơn.

Câu 3. 

Hầu hết các yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

Phương pháp:

- Đọc lại tác phẩm Bình Ngô đại cáo.

- Liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ.

Trả lời:

- nhân nghĩa (trong các câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời”): “nhân” là lòng thương người, “nghĩa” là đạo nghĩa, lẽ phải. “Nhân nghĩa” là lòng thương người và lối sống theo đúng đạo nghĩa.

- dấy nghĩa (dấy quân khởi nghĩa): nổi dậy vì việc nghĩa

- cờ nghĩa: cờ giương lên vì việc nhân nghĩa

- đại nghĩa: nghĩa lớn, đạo lý lớn

Câu 4. 

Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó?

Phương pháp:

- Tìm từ Hán Việt có yếu tố “nhân”, cùng nghĩa với nhân nghĩa.

- Giải thích nghĩa từ.

Trả lời:

- bất nhân: không có lòng thương người, nhẫn tâm.

- nhân ái: nhân hậu, từ ái, yêu thương người khác như yêu thương chính mình

- nhân hậu: có lòng thương người, sống phúc hậu

- nhân từ: hiền lành, tốt bụng

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan