Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 SGK Ngữ Văn 11 tập 2 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Câu 1 (trang 75 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

c) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

Phương pháp:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ già. Sau đó đưa ra những nghĩa khác mà em biết.

Trả lời:

- Nghĩa của từ "già" trong các câu:

a. Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.

b. Nhiều tuổi, đã sống từ lâu.

c. Dôi ra, trên một mức độ nào đó.

- Từ "già" có thể sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau: 

+ Nếu là tính từ có thể hiểu là:

Nhiều tuổi, đã sống từ lâu, đã đi đến giai đoạn cuối của một chu kỳ sinh học.

Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ lâu dù bản thân chưa nhiều tuổi.

Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.

Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch hoặc chưa thu.

Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lý.

+ Nếu là đại từ, có thể hiểu là: Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già gọi người có tuổi.

Câu 2 (trang 75 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Hãy giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu sau và cho biết trong mỗi trường hợp, từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

a) Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thủ giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó — có lẽ là sự sống! (Vũ Bằng)

b) Ngoài đường, người ta cũng không còn bị chói mắt hay say lòng vì những áo nhung trơn mướt, những giày kinh xoè cánh phượng bay hay những dải khăn “san” khéo biết lựa màu bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy. (Vũ Bằng)

c) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

d) Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm. (Nam Cao)

Phương pháp:

Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ, gợi nhớ kiến thức về nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.

Trả lời:

a. Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các yếu tố có tác dụng kích thích. Đây là nghĩa gốc của từ say.

b. Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó, có thể là con người, hoặc sự vật... Đây là nghĩa chuyển của từ say.

c. Từ say ở đây là từ chỉ sự yêu thích đến mức như chìm sâu vào, không còn biết gì đến cái khác, đến xung quanh nữa. Đây là nghĩa chuyển của từ say.

d. "người say": từ chỉ một sự vật nhận được sự yêu thích của người khác.

    "say": từ chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó.

=> Cả hai nghĩa trên đều là nghĩa chuyển.

Câu 3 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Phương pháp:

Nhớ kiến thức về cách trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo.

Trả lời:

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc TườngTạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc TườngTạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7,

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc TườngTạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

Câu 4 (trang 76 SGK Ngữ văn 11 Tập 2): 

Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Phương pháp:

Nhớ kiến thức về cách trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo. Tìm trên mạng liên quan đến nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều (Nguyễn Du).

Trả lời:

1. Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Quan hải tùng thư, Huế, Tái bản dưới tên Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.

2. Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, HN. Đào Duy Anh (2009) (tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện Kiều, NXB Giáo dục, HN.

3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu thẩm mỹ “hoa” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng hoc, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.

4. Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ văn hóa, NXB Giáo dục, HN.

5. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan