Bài tập
A - TỪ LOẠI
I - DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
1. Bài tập 1, trang 130, SGK.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Trả lời:
Trong các câu đã dẫn ở bài tập này, việc nhận ra danh từ không khó vì chúng đều có số từ, lượng từ hoặc chỉ từ đi kèm. Số danh từ được in đậm là 3. Những từ còn lại là động từ hoặc tính từ. Cả 4 tính từ ở đây đều có thể thêm các từ rất, quá vào phía trước hoặc các từ lắm, quá vào phía sau.
2. Bài tập 2, trang 130 -131, SGK.
/…/ hay
/…/ đọc
/…/ lần
/…/ nghĩ ngợi
|
/…/ cái (lăng)
/…/ phục dịch
/…/ làng
/…/ đập
|
/…/ đột ngột
/…/ ông giáo
/…/ phải
/…/ sung sướng
|
Trả lời:
Từ nào có khả năng đứng sau các từ ồ (a) là danh từ. Trong số 12 từ cho sẵn có 4 danh từ.
Từ nào có khả năng đứng sau các từ ở (b) là động từ. Động từ nghĩ ngợi cũng có thể đứng sau rất, hơi, quá, vì đó là động từ chỉ trạng thái tâm lí (không coi nghĩ ngợi là tính từ).
Từ nào có khả năng đứng sau các từ ở (c) là tình từ.
3. Bài tập 3, trang 131, SGK.
Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết danh từ có thể đứng sau những từ nào, động từ đứng sau những từ nào và tính từ đứng sau những từ nào trong số những từ nêu trên.
4. Bài tập 4, trang 131, SGK.
Kẻ bảng theo mẫu cho dưới đây và điền các từ có thể kết hợp với danh từ, động từ, tính từ vào những cột để trống.
Ý nghĩa khái quát của từ loại
|
Khả năng kết hợp
|
||
Kết hợp về phía trước
|
Từ loại
|
Kết hợp
về phía sau
|
|
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)
|
Danh từ
|
|
|
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
|
Động từ
|
|
|
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
|
Tính từ
|
5. Bài tập 5, trang 131 - 132,.SGK.
Trả lời:
Mục đích của bài tập này là giúp em ôn lại hiện tượng chuyển loại của từ.
Trong 3 từ in đậm có 2 từ vốn là tính từ, còn 1 từ vốn là danh từ. Để biết mỗi từ được dùng với đặc điểm của từ loại nào, em cần xem trong từng câu, nó biểu thị hoạt động, tính chất hay sự vật (khái niệm).
Hãy xem xét tác từ in đậm trong từng ví dụ cho thêm sau đây để tìm ra lời giải cho bài tập này.
- Đối với điểm (a) của bài tập này : Mắt con bé rất tròn. Tròn trong câu này là tính từ, từ rất có thể xuất hiện trước nó.
- Đối với điểm (b) của bài tập này : Ý đó là một lí tưởng cao đẹp. Lí tưởng trong câu này là danh từ, từ một có thể xuất hiện trước nó, không thể thêm rất vào trước nó.
- Đối với điểm (c) của bài tập này : Tôi rất băn khoăn trước việc không hay đó. Băn khoăn trong câu này là một tính từ, từ rất có thể xuất hiện trước nó.
II - CÁC TỪ LOẠI KHÁC
1. Bài tập 1, trang 132, SGK.
Hãy sắp xếp các từ in đậm trong những câu sau đây vào cột thích hợp (theo bảng mẫu) ở dưới.
Số từ | ... |
Đại từ | ... |
Lượng từ | ... |
Chỉ từ | ... |
Phó từ | ... |
Quan hệ từ | ... |
Trợ từ | ... |
Tình thái từ | ... |
Thán từ | ... |
Trả lời:
Số từ | ba |
Đại từ | tôi |
Lượng từ | những |
Chỉ từ | ấy |
Phó từ | đã |
Quan hệ từ | ở |
Trợ từ | chỉ |
Tình thái từ | hả |
Thán từ | trời ơi |
2. Bài tập 2, trang 133, SGK.
Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc loại từ nào.
Trả lời:
Có thể thêm những từ nào trong các từ cho sau đây vào chỗ để trống trong câu bên dưới để tạo thành câu nghi vấn.
à, hả, hử, nhá, nhé, nhỉ, ư.
Họ về rồi........................... ?
......................... ?
......................... ?
........................ ?
........................ ?
Từ nào trong số các từ có thể thêm vào cuối câu nghi vấn trên đây giống với một từ cho trong bảng nêu ở bài tập 1 ? Từ đó nằm ở lớp từ nào trong bảng cho ở bài tập 1 ?
B - CỤM TỪ
1. Bài tập 1, trang 133, SGK.
Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
Trả lời:
Yêu cầu của bài tập này là tìm phần trung tâm của các cụm danh từ (in đậm) và nêu những dấu hiệu để nhận biết đó là cụm danh từ.
Ví dụ về lời giải:
- Trong câu (b), phần trung tâm của cụm danh từ (in đậm) là từ ngày. Dấu hiệu để nhận ra phần trung tâm là lượng từ những.
- Trong câu (c), phần trung tâm của cụm danh từ (in đậm) là từ tiếng. Dấu hiệu để nhận ra phần trung tâm là có thể thêm lượng từ những vào trước.
2. Bài tập 2, trang 133, SGK.
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
Trả lời:
Yêu cầu của bài tập này là tìm phần trung tâm của các cụm động từ (in đậm) và nêu dấu hiệu để nhận biết đó là cụm động từ.
Ví dụ về lời giải : Trong câu thứ nhất ở đoạn trích (a), phần trung tâm của cụm động từ (in đậm) là từ đến. Dấu hiệu để nhận ra phần trung tâm là phó từ đã.
3. Bài tập 3, trang 133 -134, SGK.
Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó.
Trả lời:
Yêu cầu của bài tập này là tìm phần trung tâm của cụm tính từ (in đậm) và các yếu tố phụ đi kèm.
Em cần chú ý : Các từ và cụm từ cố định Việt Nam, phương Đông vốn là danh từ hay cụm danh từ, ở đây được dùng làm tính từ. Dấu hiệu để nhận ra là trước các từ, cụm từ cố định này có phó từ rất.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục