Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất SBT Ngữ Văn 7 tập 2

Bình chọn:
3.7 trên 48 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 3 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Nêu nghĩa của các câu tục ngữ trong bài học và giá trị của những kinh nghiệm mà các câu ấy thể hiện.

Bài tập

1. Nêu nghĩa của các câu tục ngữ trong bài học và giá trị của những kinh nghiệm mà các câu ấy thể hiện.

2. Dùng dấu gạch chéo để ngắt nhịp các câu tục ngữ trong bài học và giải thích vì sao lai ngắt nhịp như thế.

3. Phân tích những câu tục ngữ trong bài và những câu tục ngữ khác mà em biết để chứng minh nhận định : Tục ngữ là "túi khôn" của nhân dân.

4. Phân tích và chứng minh nhận xét : Kinh nghiệm trong một số câu tục ngữ chỉ có tính chất tương đối chính xác.

Gợi ý làm bài

1. Bài học này tập hợp nhiều câu tục ngữ. Cần thực hiện yêu cầu của bài tập với từng câu tục ngữ, sau đó nêu những nhận xét chung về các câu ấy. Cần nêu nghĩa, giải thích nghĩa của từng câu tục ngữ và giá trị của kinh nghiệm mà từng câu đó thể hiện.

   Câu 1.

-  Vào tháng năm (âm lịch) thì đêm ngắn, ngày dài ; ngược lại, vào tháng mười (âm lịch) thì đêm dài, ngày ngắn.

-  Có hiện tượng đó là do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và vị trí của Việt Nam trên địa cầu (có thể tìm hiểu thêm kiến thức địa lí ở lớp 6 liên quan đến điều này).

-  Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc và chú ý đến sức khoẻ của mình vào những thời điểm khác nhau trong một năm.

   Câu 2.

-  Vào mùa hè nếu ban đêm bầu trời nhiều sao thì có thể trời còn nắng lâu ; ngược lại, nếu trời nhiều mây, ít sao thì sắp có mưa.

-  Cùng với nhiều hiện tượng thiên nhiên khác, mật độ các ngôi sao trên trời cũng là tín hiệu để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn mật độ sao trên bầu trời vào mùa hè để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.

   Câu 3.

-  Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc vàng màu mỡ gà thì trời sắp có bão, phải chú ý để có biện pháp giữ gìn nhà cửa, cây cối, đê điều,...

-  Đây là một kinh nghiệm dự đoán bão. Biết dự đoán bão sẽ có ý thức chủ động bảo vệ con người, nhà cửa, hoa màu,...

   Câu 4.

-  Vào tháng 7 (âm lịch), kiến bò nhiều là dấu hiệu báo sắp có mưa to và có thể lụt.

-  Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta. Nhân dân luôn có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng thiên nhiên để chủ động phòng chống.

   Câu 5.

-  Đất được coi như vàng, quý như vàng.

-  Đất quý giá vì đất nuôi sống người, đất là nơi người ở, người phải nhờ lao động và đổ mồ hôi, thậm chí cả xương máu mới có đất và mới có thể bảo vệ được đất. Câu tục ngữ nhắc nhở con người phải biết quý trọng đất. Người ta cũng có thể dùng câu này để phê phán những trường hợp lãng phí đất.

   Câu 6.

-  Trong các nghề ở nông thôn, nghề đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nghề nuôi cá, tiếp theo là nghề làm vườn, rồi đến nghề làm ruộng.

-  Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về giá trị, khả năng đem lại nguồn lợi kinh tế của các nghề ở nông thôn. Nó khuyên nhủ con người cần biết khai thác, phát huy các nguồn lợi kinh tế đó.

   Câu 7.

-  Câu tục ngữ này khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, công chăm sóc, giống lúa) trong nghề trồng lúa nước.

-  Tầm quan trọng của từng yếu tố theo thứ tự được nêu trong câu tục ngữ đều có cơ sở khoa học. Cần tìm hiểu thêm điều này.

-  Câu tục ngữ giúp nhà nông thấy được tầm quan trọng của nước, phân, công chăm sóc, giông lúa và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Nó rất có ích đối với một đất nước mà phần lớn dân số sống bằng nghề nông.

   Câu 8.

-  Câu này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và khâu làm đất (đất đai được cày bừa kĩ, chăm bón cẩn thận) trong nghề trồng trọt.

-  Tầm quan trọng của thì và thục ở đây có cơ sở khoa học. Cần tìm hiểu thêm điều này.

2. Có thể ngắt nhịp các câu tục ngữ trong bài học như sau :

Câu 1. Đêm tháng năm / chưa nằm đã sáng,

          Ngày tháng mười / chưa cười đã tối.

Câu 2. Mau sao thì nắng / vắng sao thì mưa.

Câu 3. Ráng mỡ gà / có nhà thì giữ.

Câu 4. Tháng bảy kiến bò / chỉ lo lại lụt.

Câu 5. Tấc đất / tấc vàng.

Câu 6. Nhất canh trì / nhị canh viên / tam canh điền.

Câu 7. Nhất nước / nhì phân / tam cần / tứ giống.

Câu 8. Nhất thì / nhì thục.

HS tự giải thích vì sao lại ngắt nhịp như vậy và có thể ngắt nhịp theo cách khác được không.

3. Để thực hiện bài tập này, HS cần :

a)  Tìm hiểu nghĩa của từ "túi khôn". Nghĩa trực tiếp của từ này là túi đựng trí khôn. Nghĩa khái quát hơn của từ này là câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm, trí tuệ, triết lí phong phú, sâu sắc của nhân dân.

b) Phân tích một số câu tục ngữ trong bài và một số câu tục ngữ khác mà em biết để làm rõ giá trị của "túi khôn" trong cuộc sống trước kia và hiện nay. Chú ý phân tích và chứng minh các giá trị sau đây của tục ngữ :

-  Kinh nghiệm trong tục ngữ rất phong phú, sâu sắc.

-  Kinh nghiệm của tục ngữ có thể vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

4. Những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ là những kinh nghiệm dân gian, không phải lúc nào cũng là chân lí tuyệt đối. Những kinh nghiệm đó có khi sai lệch.

   Dựa vào kết quả thực hiện Bài tập 1, em hãy tìm ra những trường hợp chưa hoàn toàn chính xác của kinh nghiệm thể hiện trong một số câu tục ngữ. Ví dụ, câu 6 : Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người, không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng. Chẳng hạn, ở những nơi điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho nghề làm vườn hay nghề làm ruộng phát triển, thì không phải nghề nuôi cá (canh trì) đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan