Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học SGK Ngữ Văn 8 Cánh Diều tập 1

Bình chọn:
3 trên 7 phiếu

Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học trang 125, 126, 127, 128 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Đề bài: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.

Định hướng

1.1. Ở Bài 4, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bài 5 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) nêu lên vấn đề: thái độ và hành động của tướng sĩ trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. Đoạn Nước Đại Việt ta trích từ Đại cái bình Ngô (Nguyễn Trãi) khẳng định Việt Nam là nước độc lập, có nền văn hiến và lịch sử rất đáng tự hào. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) trình bày lí do và ý nghĩa của việc dời thủ đô về đất Thăng Long. Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc) nêu lên vấn đề: Làm thế nào để đất nước Việt Nam mãi trường tồn và phát triển ngày càng lớn mạnh? Để làm rõ vấn đề, các tác giả nêu lên ý kiến dẫn ra các lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

1.2. Để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:

- Vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà bài viết nêu lên cần thiết thực và giàu ý nghĩa.

- Người viết cần thể hiện rõ ý kiến của mình về vấn đề đã nêu lên.

- Vấn đề và ý kiến của người viết phải được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác, có sức thuyết phục,…

- Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cần có quan hệ chặt chẽ, tập trung làm rõ vấn đề; giữa các đoạn văn trong thân bài cần có câu chuyển đoạn.

Thực hành

(trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đề bài: Từ các tác phẩm đã học, hãy phát biểu suy nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu Tổ quốc.

Phương pháp:

Viết bài văn theo yêu cầu

Lời giải:

Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.

Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan