Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu

Soạn văn 10 tập 1: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại:

Câu 1: Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- Tính truyền miệng:

Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).

- Tính tập thể:

Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác. tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.

Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.

- Tính thực hành:

Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).

Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).

Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại:  

Thể loại

Hình thức

Định nghĩa ngắn gọn

Ví dụ

Thần thoại

Văn xuôi tự sự

Kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức của con người thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người

Thần Mặt Trăng và Mặt Trời; Thần trụ Trời; Lạc Long Quân – Âu Cơ

Sử thi dân gian

Văn vần hoặc văn xuôi, hoặc kết hợp cả hai.

Kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.

Đăm Săn (dân tộc Êđê); Đẻ đất, đẻ nước (dân tộc Mường),…

Truyền thuyết

Văn xuôi tự sự

Kể lại các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo quan điểm nhìn nhận lịch sử của nhân dân.

An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; Thánh Gióng;…

Truyện cổ tích

Văn xuôi tự sự

Kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội (người mồ côi, người em, người dũng sĩ, chàng ngốc,….) thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.

Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau,…

Truyện cười

Văn xuôi tự sự

Kể lại các sự việc, hiện tượng nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.

Đẽo cày giữa đường, Làm theo vợ dặn, Lợn cưới áo mới,….

Truyện ngụ ngôn

Văn xuôi tự sự

Kể lại các câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật nhằm nêu lên những kinh nghiệm sống, bài học luân lí, triết lí nhân sinh.

Ếch ngồi đáy giếng, Con trâu và người đi cày, Thầy bói xem voi,…

Tục ngữ

Lời nói có tính nghệ thuật

Đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất và về phép ứng xử trong cuộc sống con người.

- Kiến tha lâu đầy tổ

- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

- Có công mài sắt, có ngày nên kim

Cao dao, dân ca

Văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc

Trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người

- Treo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay!

Văn vần

Thông báo và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.

Vè giữ trâu; Vè đi ở; Vè chàng Lía,…

Truyện thơ

Văn vần

Kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, về sự công bằng trong xã hội.

Phạm Công – Cúc Hoa; Tống Trân – Cúc Hoa, Tiễn dặn người yêu, …

Các thể loại sân khấu (chèo, tuồng,…)

Các hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất.

Diễn tả những cảnh sinh hoạt và những kiểu mẫu người điển hình trong xã hội nông nghiệp ngày xưa.

Chèo – Quan Âm Thị Kính; Nghêu Sò Ốc Hến,…

Câu 3: Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian:

- Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Vừa chưa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc – là kho tri thức phong phú về đời sống của dân tộc.

- Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan