Xem thêm: Bài 2: Kì lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ
Câu 1 trang 86 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 CTST
Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Chú trống choai
Kéc! Kè…ke…e…e!
Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của trống choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi trước sân kia kìa.
Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không đuồn đuột như hồi nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phốc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phốc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ gà chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “Tuyệt! Tuyệt! Tuyệt!” tỏ vẻ thán phục lắm!
Nhờ chăm chỉ luyện tập, trống choai lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú phổng phao hoạt bát hơn lên. Giọng hát của chú cũng đã dài và vang hơn trước.
Rõ ràng trống choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng ngây thơ. Chú chẳng còn phải quấn quanh chân mẹ nữa rồi.
Theo Hải Hồ
a. Bài văn tả con vật nào?
b. Tác giả chọn tả những đặc điểm hình dáng và hoạt động nào của con vật ấy?
c. Tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
Phương pháp:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Gà trống choai.
b. Hình dáng: đuôi, bộ cánh, đôi cánh.
Hoạt động: nhảy phốc lên đống củi, gáy.
c. Hình ảnh nhân hóa: Làm cho bầy gà trở nên mật thiết, gần gũi với con người hơn.
Lũ gà chiếp em út kháo nhỏ với nhau
Chăm chỉ luyện tập.
Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 CTST
Quan sát một con vật nuôi trong nhà mà em thích và ghi chép lại những điều em quan sát được.
Gợi ý:
a. Em chọn quan sát con vật nào? Vì sao em biết con vật đó?
b. Em quan sát những gì về con vật?
c. Em có thể sử dụng những giác quan nào để quan sát?
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
Quan sát con mèo:
Đặc điểm nổi bật về hình dáng:
Lông: trắng muốt, mượt mà
Mắt: tròn xoe, đen như hạt nhãn
Thân hình: nhỏ nhắn.
Đuôi: thon dài
Đầu: Tròn như trái cam sành.
Hoạt động hoặc thói quen:
Di chuyển: bước đi rất êm, đuôi ve vẩy
Ngủ: mình cuộn tròn, tai vểnh lên.
Thư giãn: Phát ra tiếng grừ grừ.
c. Giác quan: thị giác, thính giác.
* Vận dụng
Câu 1 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 CTST
Giải ô chữ:
Phương pháp:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải:
Trả lời: Cà phê.
Gạo
Cây hồ điệp
Thiên lý
Cát tường
Hàng dọc: Hoa lá
Câu 2 trang 87 SGK Tiếng Việt 4 CTST
Nói về hình dáng, màu sắc của một loài hoa có trong ô chữ
Phương pháp:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải:
Hoa gạo có năm cánh tõe ra, có màu đỏ.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục