Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người.
Câu hỏi 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1 CTST: Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người?
Trả lời:
Em đã nghe câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm như Hai Bà Trưng, ca ngợi trí thông minh của con người như Thử tài, Món quà tặng cha.
Câu hỏi 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1 CTST: Chia sẻ với bạn về một câu chuyện em thích dựa vào gợi ý:
a. Câu chuyện có những nhân vật nào?
b. Diễn biến của câu chuyện ra sao?
c. Những việc làm nào của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh?
Trả lời:
Ví dụ câu chuyện: Hai Bà Trưng
a. Nhân vật: Trưng Trắc, Trưng Nhị
b. Diễn biến:
- Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng.
- Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người tài giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông. Trước cảnh nước mất nhà tan, Hai Bà Trưng chờ thời cơ để phất cờ khởi nghĩa.
- Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.
- Giành lại được non sông, hai vị nữ anh hùng dân tộc từ chiến trận trở về, được nhân dân cả nước tôn vinh. Tên tuổi của Hai Bà Trưng còn mãi mãi sáng chói trong những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.
c. Những việc làm của nhân vật thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh là: đứng lên phất cờ khởi nghĩa.
Câu hỏi 3 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1 CTST: Ghi chép lại các sự việc chính của câu chuyện.
Trả lời:
Sự việc chính của câu chuyện:
Sự việc 1: Trâu đang nghỉ trưa sau một buổi sáng mệt nhọc thì Cọp đến hỏi tại sao Trâu chịu khuất phục người. Trâu nói vì người có “trí khôn” và Cọp tò mò muốn biết “Trí khôn là gì?”
Sự việc 2: Cọp hỏi anh nông dân về “trí khôn” và anh nông dân lừa Cọp vào bẫy.
Sự việc 3: Cọp bị anh nông dân trói và đốt.
Sự việc 4: Trâu thích thú cười gãy cả răng và Cọp vùng chạy thoát thân.
Câu hỏi 4 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1 CTST: Viết đoạn mở bài gián tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã chia sẻ ở bài tập 2.
Trả lời:
Mở bài: Truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi câu chuyện lại lại cho nhiều bài học khác nhau như lòng dũng cảm, lòng nhân hậu, trí thông minh,... Một trong những câu chuyện ca ngợi trí thông minh của con người mà em thích nhất là chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây”
Kết bài: Truyện Trí khôn của ta đây đã để lại một bài học thật đáng quý về trí khôn của con người. Qua câu chuyện, em rút ra nhiều bài học quý giá. Đó là phải học tập và rèn luyện trí khôn để có thể đoán được những ý đồ xấu đằng sau những cử chỉ tử tế của kẻ xấu. Chúng ta luôn phải rèn luyện trí khôn vì đã có trí khôn rồi thì có thể ứng phó với các tình huống hiểm nguy khó khăn trước mắt.
Vận dụng
Câu hỏi 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1 CTST:Thi kể tên món ăn làm từ hoa quả.
M: sấu dầm, trà hoa cúc.
Trả lời:
Những món ăn làm từ hoa, quả:
- Thạch sữa dừa
- Sinh tố cam
- Chè bưởi
- …
Câu hỏi 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1 CTST: Nói 2-3 câu về một món ăn em thích.
Trả lời:
Em rất thích món bánh trôi. Vỏ bánh được làm từ bột gạo. Nhân bánh được làm từ đường đỏ, hoặc đậu xanh. Bánh sẽ được nặn thành những viên tròn. Sau đó bánh được cho vào luộc. Bánh có vị ngọt thơm, rất hấp dẫn.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục