Bài 20 trang 84 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Dùng bảng lượng giác (có sử dụng phần hiệu chỉnh) hoặc máy tính bỏ túi, hãy tìm các tỉ số lượng giác sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ tư) :
a) \(\sin 70^{\circ}13'\);
b) \(\cos25^{\circ}32'\);
c) \(\tan 43^{\circ}10'\);
d) \(\cot 32^{\circ}15'\).
Lời giải:
a) \(\sin 70^{\circ}13'\) \(\approx 0,9410\);
Cách bấm máy:
b) \(\cos25^{\circ}32'\) \(\approx 0,9023\);
Cách bấm máy:
c) \(\tan 43^{\circ}10'\) \(\approx 0,9380\);
Cách bấm máy:
d) \(\cot 32^{\circ}15'\) \(\approx 1,5849\).
Cách bấm máy:
Bài 21 trang 84 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Dùng bảng lượng giác hoặc máy tính bỏ túi để tìm góc nhọn \(x\) (làm tròn kết quả đến độ), biết rằng:
a) \(\sin x=0,3495;\)
b) \(\cos x=0,5427\);
c) \(\tan x=1,5142\);
d) \(\cot x=3,163\).
Lời giải:
a) \(\sin x=0,3495\Rightarrow x\approx 20^{\circ}\);
Cách bấm máy:
b) \(\cos x=0,5427\Rightarrow x\approx 57^{\circ}\);
Cách bấm máy:
c) \(\tan x=1,5142\Rightarrow x\approx 57^{\circ}\);
Cách bấm máy:
d) \(\cot x=3,163\Rightarrow x\approx 18^{\circ}\).
Cách bấm máy:
Bài 22 trang 84 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
So sánh:
a) \(\sin 20^{\circ}\) và \(\sin 70^{\circ}\)
b) \(\cos 25^{\circ}\) và \(\cos 63^{\circ}15'\)
c) \(\tan 73^{\circ}20'\) và \(\tan 45^{\circ}\)
d) \(\cot 2^{\circ}\) và \(\cot 37^{\circ}40'\)
Phương pháp:
Nếu \(0^o < \alpha\ ,\ \beta < 90^o\) thì:
+) \(\alpha < \beta \Rightarrow \sin \alpha < \sin \beta\)
+) \(\alpha < \beta \Rightarrow \cos \alpha > \cos \beta\).
+) \(\alpha < \beta \Rightarrow \tan \alpha < \tan \beta\).
+) \(\alpha < \beta \Rightarrow \cot \alpha > \cot \beta\).
Lời giải:
a) Vì \(20^{\circ}< 70^{\circ}\) nên \(\sin 20^{\circ}< \sin 70^{\circ}\) (góc tăng, sin tăng)
b) Vì \(25^{\circ}< 63^{\circ}\) nên \(\cos 25^{\circ}> \cos 63^{\circ}15'\) (góc tăng, cos giảm)
c) Vì \(73^{\circ}20'> 45^{\circ}\) nên \(\tan 73^{\circ}20'> \tan 45^{\circ}\) (góc tăng, tan tăng)
d) Vì \(2^{\circ}< 37^{\circ}40'\) nên \(\cot 2^{\circ}> \cot 37^{\circ}40'\) (góc tăng, cot giảm )
Chú ý sai lầm: Một số bạn từ \(25^{\circ}< 63^{\circ}15'\) ở câu b suy ra \(\cos25^{\circ}< \cos 63^{\circ}15'\) là sai vì khi góc \(\alpha\) tăng từ \(0^{\circ}\) đến \(90^{\circ}\) thì \(\cos\alpha\) giảm.
Bài 23 trang 84 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Tính:
a) \(\dfrac{\sin25^{\circ}}{\cos 65^{\circ}}\)
b) \(\tan 58^{\circ} - \cot 32^{\circ}\)
Phương pháp:
a) Dùng công thức hai góc phụ nhau: Nếu \(\alpha + \beta = 90^o\) thì \(sin \alpha = \cos \beta\) để đưa về cùng \(\sin\).
b) Dùng công thức hai góc phụ nhau: Nếu \(\alpha + \beta = 90^o\) thì \(tan \alpha = \cot \beta\) để đưa về cùng \(\tan\).
Lời giải:
a) Ta có: \(\dfrac{\sin 25^{\circ}}{\cos 65^{\circ}}=\dfrac{\sin 25^{\circ}}{\sin (90^o - 65^o)}=\dfrac{\sin 25^{\circ}}{\sin 25^{\circ}}=1\).
b) Ta có: \(\tan 58^{\circ}-\cot 32^{\circ}=\tan 58^{\circ}-\tan (90^o - 32^o)=\tan 58^{\circ}-\tan 58^{\circ}=0\)
Nhận xét: Cách giải như trên là dựa vào định lý: nếu hai góc phụ nhau thì sin của góc này bằng côsin của góc kia, tang của góc này bằng côtang của góc kia.
Bài 24 trang 84 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần:
a) \(\sin 78^{\circ}, \cos 14^{\circ}, \sin 47^{\circ},\cos 87^{\circ}\);
b) \(\tan 73^{\circ}, \cot 25^{\circ}, \tan 62^{\circ}, \cot 38^{\circ}\).
Lời giải:
a) Ta có: \(\cos 14^{\circ}=\sin(90^o - 14^o)=\sin 76^{\circ}\);
\(\cos 87^{\circ}=\sin (90^o - 87^o)=\sin 3^{\circ}.\)
Vì \( 3^o < 47^o < 76^o < 78^o\)
\(\Rightarrow \sin 3^{\circ}< \sin 47^{\circ}< \sin 76^{\circ}< \sin 78^{\circ}\)
\(\Rightarrow \cos 87^{\circ}< \sin 47^{\circ}< \cos 14^{\circ} < \sin 78^o\).
b) Ta có: \(\cot 25^{\circ}=\tan (90^o - 25^o)=\tan 65^{\circ}; \)
\(\cot 38^{\circ}=\tan (90^o - 38^o)=\tan 52^{\circ}\).
Vì \(52^o < 62^o < 65^o < 73^o\)
\(\Rightarrow \tan 52^{\circ}< \tan 62^{\circ}< \tan 65^{\circ}< \tan 73^{\circ}\);
\(\Rightarrow \cot 38^{\circ}< \tan 62^{\circ}< \cot 25^{\circ}< \tan 73^{\circ}\).
Bài 25 trang 84 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
So sánh:
a) \(\tan 25^o\) và \(\sin 25^o\).
b) \(\cot 32^o\) và \(\cos 32^o\);
c) \(\tan 45^o\) và \(\cos 45^o\);
d) \(\cot 60^o\) và \(\sin 30^o\).
Lời giải:
a) Ta có \(\tan 25^o = \dfrac{\sin 25^o}{\cos 25^o}>\sin 25^o\) ( do \(0 < \cos 25^0 < 1)\)
b) Ta có: \(\cot 32^o = \dfrac{\cos 32^o}{\sin 32^o}> \cos 32^o\) ( do \(0 < \sin 32^0 < 1)\)
c)
Cách 1:
Ta có \(\tan45^0=1>\dfrac {\sqrt 2}{2}=\cos45^0\)
Cách 2:
Ta có \(\tan 45^o = \dfrac{\sin 45^o}{\cos 45^o}> \sin 45^o\) ( do \(0 < \cos 45^0 < 1)\)
Mà \(\sin 45^o= \cos(90^o - 45^o)=\cos 45^o\)
Vậy \( \tan 45^o > \cos 45^o\).
d) Cách 1:
Ta có \(\cot60^0=\dfrac{\sqrt 3}3>\dfrac{1}2=\sin30^0\)
Cách 2:
Ta có: \(\cot 60^o = \dfrac{\cos 60^o}{\sin 60^o}> \cos 60^o\) ( do \(0 < \sin 60^0 < 1)\)
Mà \(\cos 60^o = \sin (90^o -60^o) = \sin 30^o\)
Do đó \( \cot 60^o > \sin 30^o\).
Chú ý:
Với các góc đặc biệt, ta có thể tính tỉ số lượng giác của chúng rồi so sánh
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục