Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Câu 1 trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Chuẩn bị.
- Đọc kĩ câu chuyện em đã chọn để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.
- Tóm tắt câu chuyện để nhớ nội dung chính.
- Lựa chọn chi tiết gây ấn tượng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Phương pháp:
Em tiến hành chuẩn bị dựa vào yêu cầu.
Lời giải:
– Em đọc kĩ câu chuyện Tấm Cám để nhận rõ tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện: thương xót cô Tấm hết lần này đến lần khác bị dì ghẻ và Cám hãm hại, chê trách và lên án con người, nhân cách của Cám khi đối xử tệ bạc với chị em trong gia đình, tham lam mong muốn những điều hơn người.
– Tóm tắt câu chuyện: Câu chuyện kể về nhân vật Tấm và Cám cùng chung sống. Tấm và Cám người hiền lành, người ganh đua ghen tị. Cho đến khi vua có tin tuyển nàng hậu, Tấm cũng bị gạt ra rìa. Cho tới khi Tấm tìm cách đi tới chỗ vua, được sủng ái làm hoàng hậu, mẹ con Cám chính thức ra tay tàn ác: khi giết chim, khi đốt khung cửi, khi chặt cây. Tấm liền biến thành một quả thị rơi vào bị của một bà lão hàng nước. Vua có lần tới thăm, phát hiện và đón Tấm trở về. Hai mẹ con Cám sau này bị trừng trị.
– Chi tiết gây ấn tượng: Tấm hết lần này tới lần khác đều biến thành những đồ vật, con vật quanh cuộc sống mẹ con Cám, quanh vua, không cam chịu và buông bỏ.
Câu 2 trang 112 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Tìm ý.
Mở đầu: Giới thiệu khái quát về câu chuyện (tên câu chuyện, tác giả,...) và nêu ấn tượng chung về câu chuyện.
Triển khai
– Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
– Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật trong câu chuyện đáng yêu, đáng kính trọng,
+ Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực hoặc chứa dựng bài
+…
– Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện:
+ Yêu mến, ngưỡng mộ nhân vật.
+ Xúc động và thẩm thía trước những bài học có ý nghĩa,...
+…
Kết thúc: Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em.
Phương pháp:
Em tiến hành tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Mở đầu:
– Câu chuyện Tấm Cám, là một câu truyện dân gian Việt Nam truyền lại tới tận bây giờ.
– Truyện kể về nàng Tấm và Cám cùng chung sống, người chị luôn tìm cách hãm hại người em. Nhưng với lòng tốt và nhân hậu, Tấm đã có được cuộc sống riêng sung sướng.
Triển khai:
– Tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về nhân vật Tấm và Cám cùng chung sống. Tấm và Cám người hiền lành, người ganh đua ghen tị. Cho đến khi vua có tin tuyển nàng hậu, Tấm cũng bị gạt ra rìa. Cho tới khi Tấm tìm cách đi tới chỗ vua, được sủng ái làm hoàng hậu, mẹ con Cám chính thức ra tay tàn ác: khi giết chim, khi đốt khung cửi, khi chặt cây. Tấm liền biến thành một quả thị rơi vào bị của một bà lão hàng nước. Vua có lần tới thăm, phát hiện và đón Tấm trở về. Hai mẹ con Cám sau này bị trừng trị.
– Những điều em thích ở câu chuyện:
+ Nhân vật trong câu chuyện đáng thương, đáng khâm phục vì tài năng và sự quyết tâm vươn tới chân lí: mẹ con Cám ác độc sẽ không thể huỷ hoại và diệt trừ được tâm hồn đẹp đẽ, cao cả và chân chất của Tấm – Tấm sẽ tìm được hạnh phúc không thể tuột mất.
+ Câu chuyện truyền cảm hứng tích cực: cuộc sống lương thiện sẽ được đền đáp xứng đáng, luôn có người nhìn ra mặt tốt ở bản thân mình. Tránh cách sống lợi dụng, tham lam, sân si và hơn thua.
– Tình cảm, cảm xúc của em với câu chuyện:
+ Em yêu mến và ngưỡng mộ nhân vật Tấm.
+ Em xúc động và thấm thía trước bài học về cuộc sống, cách sống lương thiện, tốt bụng là cần thiết, quan trọng với nhân cách mỗi người. Em cần phấn đấu một cuộc sống tử tế từ những hành động nhỏ: yêu thương gia đình, quan tâm bạn bè, kính trọng thầy cô, người lớn…
Kết thúc:
– Khẳng định giá trị của câu chuyện nói về tình yêu gia đình, anh chị em. Dù là câu truyện dân gian nhưng để lại trong em nhiều ấn tượng, dân gian ta có những bài học thật thấm thía.
Câu 3 trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Góp ý và chỉnh sửa.
- Những điều yêu thích ở câu chuyện
- Tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc
Phương pháp:
Em góp ý và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.
Lời giải:
Em nghe bạn đọc để góp ý cho phần tìm ý và chỉnh sửa (nếu cần).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục