Xem thêm: Bài 3: Hạt gạo làng ta - Tuần 20
Câu 1 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Tìm câu ghép trong các đoạn dưới đây và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu.
a. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.
(Theo Ngô Văn Phú)
b. Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giản nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.
(Vũ Tú Nam)
c. Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.
(Theo Trần Thanh Địch)
G:
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. |
còn |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu văn để tìm kết từ.
Lời giải:
a.
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. |
còn |
Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. |
nhưng |
b.
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành. |
và |
c.
Câu ghép |
Kết từ nối các vế câu |
Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. |
mà |
Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên. |
vì, rồi |
Câu 2 trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Tìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
(Xuân Quỳnh)
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thụy)
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
(Nguyễn Khải)
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Vế đầu tiên: Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng,
Vế thứ hai: hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
b. Vế đầu tiên: Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên
Vế thứ hai: những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
c. Vế đầu tiên: Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột
Vế thứ hai: tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép
Vế thứ ba: tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
Nhận xét: So với bài tập 1, cách nối các vế câu dùng kết từ; còn ở bài tập này, các vế câu ghép nối với nhau thông qua các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
Ghi nhớ
Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng một kết từ (và, rồi, hoặc, còn, hay, nhưng, mà, song,…).
Các vế của câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau: giữa các vế không có kết từ mà chỉ có dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy,...).
Câu 3 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau:
và, rồi, còn, nhưng |
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ * nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng * cún con cũng vậy,
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc * ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố * em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu để điền kết từ phù hợp.
Lời giải:
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nhưng nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng và cún con cũng vậy.
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc còn ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố rồi em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Câu 4 trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT
Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp.
Phương pháp:
Em dựa vào nội dung bài thơ Hạt gạo làng ta và viết đoạn văn phù hợp.
Lời giải:
“Hạt gạo làng ta” là một bài thơ hay được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết nên. Có lẽ vì bài thơ có câu từ quá hay, quá ý nghĩa mà nhạc sĩ Trần Viết Bính đã phổ nhạc, cho ra đời ca khúc “Hạt gạo làng ta”. Bài hát với giai điệu du dương, giọng điệu hồn nhiên vui tươi. “Hạt gạo làng ta” không dừng lại ở một tác phẩm thơ, một tác phẩm nhạc; nó là nỗi lòng và tình yêu “hạt vàng” của nhân dân Việt Nam bao đời nay.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục