Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 3 Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 3 Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 23, 24. Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.

Câu 1 (trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn.

Gợi ý:

Phương pháp: 

Em dựa vào bài tập 2 trang 18, lập dàn ý cho bài văn dựa vào gợi ý đã cho

Lời giải: 

Dàn ý:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào?

(Ví dụ: Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...).

b) Tả chi tiết:

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị… (Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy...).

- Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm... Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm gắn bó, mong có dịp trở lại...); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Bài văn mẫu tham khảo:

Mỗi lần về quê ngoại chơi, em đều rất thích được theo bà ra bờ sông ở cuối làng chơi. Với em, đó là khung cảnh đẹp nhất ở quê hương mình.

Con sông dài lắm, em không rõ nó chảy từ đâu và sẽ đi qua những miền đất nào nữa. Đứng ở bờ sông, nơi có bãi đất trống bà con tu sửa để tiện chờ thuyền, ghe ghé lại, em chỉ nhìn thấy hai đầu sông xa tít tắp không có điểm cuối. Nước sông hơi đùng đục, không phải là bẩn đâu, mà là do chở đầy phù sa đó. Nhờ vậy, cây cối, vườn rau hai bên bờ sông lúc nào cũng tươi xanh mướt mắt. Trên mặt sông, lúc nào cũng có những chùm lục bình trôi dạt, mỗi lần em về đều có thể nhìn thấy từng tảng xanh xanh với các đóa hoa tim tím xinh không tả xiết. Thích nhất, là hình ảnh những chiếc thuyền, ghe chở hàng hóa qua lại tấp nập. Họ như những gánh chợ di động, ai gọi là tấp vào bán hàng. Rồi cả những người chài lưới, đi bắt cua, bắt ốc ở ven bờ, rồi ra lòng sông bắt cá. Dòng sông như một người mẹ dịu hiền, bao dung cho người dân quê em vậy.

Chiều chiều gió mát, người dân trong làng thường ra bờ sông mua đồ trên các thuyền ghe. Con nít thì chơi trò tắm sông, thi nhau nhảy rồi bơi lội. Tiếng cười, tiếng nói huyên náo cả một vùng sông. Chính nét đẹp bình dị của cuộc sống đời thường ấy, đã khiến em mê mẩn vẻ đẹp của con sông quê hương mình.

Câu 2 (trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:

- Từ ngữ gợi tả

- Hình ảnh so sánh

- Hình ảnh nhân hoả

- ?

Phương pháp: 

Em chia sẻ với bạn dựa vào gợi ý.

Lời giải: 

Em chia sẻ và thêm vào dàn ý.

* Vận dụng

Trao đổi với bạn: Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ sau thay đổi như thế nào khi nghe tiếng gà?

Tiếng gà

Giục quả na

Mở mắt

Tròn xoe

Giục hàng tre

Đâm măng

Nhọn hoắt

Giục buồng chuối

Thơm lừng

Trứng cuốc

Giục hạt đậu

Nảy mầm

Giục bông lúa

Uốn câu...

Trần Đăng Khoa

Phương pháp: 

Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải: 

Tác giả cảm nhận mỗi sự vật trong đoạn thơ đều lớn nhanh hơn, đơm hoa kết trái khi nghe tiếng gà. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan