Bài 32 trang 19 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Tính:
a) \( \sqrt{1\dfrac{9}{16}.5\dfrac{4}{9}.0,01}\)
b) \( \sqrt{1,44.1,21-1,44.0,4}\)
c) \( \sqrt{\dfrac{165^{2}-124^{2}}{164}}\)
d) \( \sqrt{\dfrac{149^{2}-76^{2}}{457^{2}-384^{2}}}\)
Lời giải:
a)
Ta có:
\(\sqrt{1\dfrac{9}{16}.5\dfrac{4}{9}.0,01}=\sqrt{\dfrac{1.16+9}{16}.\dfrac{5.9+4}{9}.\dfrac{1}{100}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{16+9}{16}.\dfrac{45+4}{9}.\dfrac{1}{100}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{25}{16}.\dfrac{49}{9}.\dfrac{1}{100}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{25}{16}}.\sqrt{\dfrac{49}{9}}.\sqrt{\dfrac{1}{100}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{25}}{\sqrt{16}}.\dfrac{\sqrt{49}}{\sqrt{9}}.\dfrac{\sqrt{1}}{\sqrt{100}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{5^2}}{\sqrt{4^2}}.\dfrac{\sqrt{7^2}}{\sqrt{3^2}}.\dfrac{1}{\sqrt{10^2}}\)
\(=\dfrac{5}{4}.\dfrac{7}{3}.\dfrac{1}{10}=\dfrac{5.7.1}{4.3.10}=\dfrac{35}{120}=\dfrac{7}{24}.\)
b)
Ta có:
\(\sqrt{1,44.1,21-1,44.0,4} \)\(= \sqrt{1,44(1,21-0,4)}\)
\(=\sqrt{1,44.0,81}\)
\(=\sqrt{1,44}.\sqrt{0,81}\)
\(=\sqrt{1,2^2}.\sqrt{0,9^2}\)
\(=1,2.0,9=1,08\).
c)
Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{165^{2}-124^{2}}{164}}\)\(=\sqrt{\dfrac{(165-124)(165+124)}{164}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{41.289}{41.4}}\) \(=\sqrt{\dfrac{289}{4}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{289}}{\sqrt{4}}\) \(=\dfrac{\sqrt{17^2}}{\sqrt{2^2}}\) \(=\dfrac{17}{2}\).
d)
Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{149^{2}-76^{2}}{457^{2}-384^{2}}}\) \(=\sqrt{\dfrac{(149-76)(149+76)}{(457-384)(457+384)}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{73.225}{73.841}}\) \(=\sqrt{\dfrac{225}{841}}\)
\(=\sqrt {\dfrac{15^2}{29^2}} = \sqrt {{{\left( {\dfrac{{15}}{{29}}} \right)}^2}}=\dfrac{15}{29}\).
Bài 33 trang 19 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Giải phương trình
a) \(\sqrt 2 .x - \sqrt {50} = 0\)
b) \(\sqrt 3 .x + \sqrt 3 = \sqrt {12} + \sqrt {27}\)
c) \(\sqrt 3 .{x^2} - \sqrt {12} = 0\)
d) \(\dfrac{x^2}{\sqrt 5 } - \sqrt {20} = 0\)
Phương pháp:
Sử dụng các công thức
+ \(\sqrt {AB} = \sqrt A .\sqrt B \,\left( {A;B \ge 0} \right)\)
+ \(\dfrac{\sqrt A}{\sqrt B}=\sqrt{\dfrac{A}{B}}\) (với \( A\ge 0;B>0\))
+ \(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}
A\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,A \ge 0\\
- A\,\,{\rm{khi}}\,\,A < 0
\end{array} \right.\)
Lời giải:
a)
\(\sqrt{2}.x - \sqrt{50} = 0\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{2}x=\sqrt{50}\)
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{\sqrt{50}}{\sqrt{2}}\)
\(\Leftrightarrow x =\sqrt{\dfrac{50}{2}}\)
\(\Leftrightarrow x= \sqrt{25}\)
\(\Leftrightarrow x= \sqrt{5^2}\)
\(\Leftrightarrow x=5\).
Vậy \(x=5\).
b)
\(\sqrt{3}.x + \sqrt{3} = \sqrt{12} + \sqrt{27}\)
\( \Leftrightarrow \sqrt{3}.x = \sqrt{12} + \sqrt{27} - \sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}.x=\sqrt{4.3}+\sqrt{9.3}- \sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}.x=\sqrt{4}. \sqrt{3}+\sqrt{9}. \sqrt{3}- \sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}.x=\sqrt{2^2}. \sqrt{3}+\sqrt{3^2}. \sqrt{3}- \sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}.x=2 \sqrt{3}+3\sqrt{3}- \sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}.x=(2+3-1).\sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}.x=4\sqrt{3}\)
\(\Leftrightarrow x=4\).
Vậy \(x=4\).
c)
\(\sqrt{3}x^2-\sqrt{12}=0\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}x^2=\sqrt{12}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}x^2=\sqrt{4.3}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{3}x^2=\sqrt{4}.\sqrt 3\)
\(\Leftrightarrow x^2=\sqrt{4}\)
\(\Leftrightarrow x^2=\sqrt{2^2}\)
\(\Leftrightarrow x^2=2\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{x^2}=\sqrt{2}\)
\(\Leftrightarrow |x|= \sqrt 2\)
\(\Leftrightarrow x= \pm \sqrt 2\).
Vậy \(x= \pm\sqrt 2\).
d)
\(\dfrac{x^{2}}{\sqrt{5}}- \sqrt{20} = 0\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{x^2}{\sqrt{5}}=\sqrt{20}\)
\(\Leftrightarrow x^2=\sqrt{20}.\sqrt{5}\)
\(\Leftrightarrow x^2=\sqrt{20.5}\)
\(\Leftrightarrow x^2=\sqrt{100}\)
\(\Leftrightarrow x^2=\sqrt{10^2}\)
\(\Leftrightarrow x^2=10\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{x^2}=\sqrt {10}\)
\(\Leftrightarrow |x|=\sqrt{10}\)
\(\Leftrightarrow x=\pm \sqrt{10}\).
Vậy \(x= \pm \sqrt{10}\).
Bài 34 trang 19 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Rút gọn các biểu thức sau:
a) \( ab^{2}.\sqrt{\dfrac{3}{a^{2}b^{4}}}\) với \(a < 0,\ b ≠ 0\)
b) \( \sqrt{\dfrac{27(a - 3)^{2}}{48}}\) với \(a > 3\)
c) \( \sqrt{\dfrac{9+12a+4a^{2}}{b^{2}}}\) với \(a ≥ -1,5\) và \(b < 0.\)
d) \((a - b).\sqrt{\dfrac{ab}{(a - b)^{2}}}\) với \(a < b < 0\)
Phương pháp:
Sử dụng các công thức:
+ \(\sqrt{\dfrac{a}{b}}=\dfrac{\sqrt a}{\sqrt b}\) với \(a \ge 0; b>0\)
+ \(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}
A\,\,\,\,\,{\rm{khi}}\,\,A \ge 0\\
- A\,\,{\rm{khi}}\,\,A < 0
\end{array} \right.\)
Lời giải:
a)
Ta có:
\(ab^{2}.\sqrt{\dfrac{3}{a^{2}b^{4}}}=ab^2.\dfrac{\sqrt{3}}{\sqrt{a^2b^4}}\) \(=ab^2.\dfrac{\sqrt{3}}{\sqrt{a^2}.\sqrt{b^4}}\)
\(=ab^2.\dfrac{\sqrt{3}}{\sqrt{a^2}.\sqrt{(b^2)^2}}\) \(=ab^2.\dfrac{\sqrt{3}}{|a|.|b^2|}\)
\(=ab^2.\dfrac{\sqrt{3}}{-ab^2}=-\sqrt{3}\).
(Vì \(a < 0 \) nên \(|a|=-a\) và \(b \ne 0\) nên \(b^2 >0 \Rightarrow |b^2|=b^2) \).
b)
Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{27(a - 3)^{2}}{48}}=\sqrt{\dfrac{27}{48}.(a-3)^2}\) \(=\sqrt{\dfrac{27}{48}}.\sqrt{(a-3)^2}\)
\(=\sqrt{\dfrac{9.3}{16.3}}.\sqrt{(a-3)^2}\) \(=\sqrt{\dfrac{9}{16}}.\sqrt{(a-3)^2}\)
\(=\sqrt{\dfrac{3^2}{4^2}}.\sqrt{(a-3)^2}\) \(=\dfrac{\sqrt {3^2}}{\sqrt {4^2}}.\sqrt{(a-3)^2}\)
\(=\dfrac{3}{4}|a-3|=\dfrac{3}{4}(a-3)\).
( Vì \(a > 3\) nên \(a-3>0 \Rightarrow |a-3|=a-3) \)
c)
Ta có:
\(\sqrt{\dfrac{9+12a+4a^{2}}{b^{2}}}=\sqrt{\dfrac{3^2+2.3.2a+2^2.a^2}{b^2}}\)
\(=\sqrt{\dfrac{3^2+2.3.2a+(2a)^2}{b^2}}=\sqrt{\dfrac{(3+2a)^2}{b^2}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{(3+2a)^2}}{\sqrt{b^2}}=\dfrac{|3+2a|}{|b|}\)
Vì \(a \geq -1,5 \Rightarrow a+1,5>0\)
\(\Leftrightarrow 2(a+1,5)>0\)
\( \Leftrightarrow 2a+3>0\)
\( \Leftrightarrow 3+2a>0\)
\(\Rightarrow |3+2a|=3+2a\)
Vì \(b<0\Rightarrow |b|=-b\)
Do đó: \(\dfrac{|3+2a|}{|b|}=\dfrac{3+2a}{-b} =-\dfrac{3+2a}{b}\).
Vậy \(\sqrt{\dfrac{9+12a+4a^{2}}{b^{2}}}=-\dfrac{3+2a}{b}\).
d)
Ta có:
\((a - b).\sqrt{\dfrac{ab}{(a - b)^{2}}}=(a-b).\dfrac{\sqrt{ab}}{\sqrt{(a-b)^2}}\)
\(=(a-b).\dfrac{\sqrt{ab}}{|a-b|}\)
\(=(a-b).\dfrac{\sqrt{ab}}{-(a-b)}=-\sqrt{ab}\).
(Vì \(a < b < 0\) nên \(a-b<0\Rightarrow |a-b|=-(a-b)\) và \(ab>0).\)
Bài 35 trang 20 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Tìm x biết:
a) \(\sqrt {{{\left( {x - 3} \right)}^2}} = 9\)
b) \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}} + 1} = 6\)
Lời giải:
a) Ta có:
\(\sqrt {{{\left( {x - 3} \right)}^2}} = 9 \Leftrightarrow \left| {x - 3} \right| = 9\)
\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x - 3 = 9 \hfill \cr
x - 3 = - 9 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 9 + 3 \hfill \cr
x = - 9 + 3 \hfill \cr} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 12 \hfill \cr
x = - 6 \hfill \cr} \right.\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm: \(x = 12\) và \(x = -6\).
b)
Ta có:
\(\sqrt{4x^2+4x+1}=6 \Leftrightarrow \sqrt{2^2x^2+4x+1}=6\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{(2x)^2+2.2x+1^2}=6\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{(2x+1)^2}=6\)
\(\Leftrightarrow |2x+1| =6\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
2x + 1 = 6 \hfill \cr
2x + 1 = - 6 \hfill \cr} \right. \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
2x = 6 - 1 \hfill \cr
2x = - 6 - 1 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
2x = 5 \hfill \cr
2x = - 7 \hfill \cr} \right. \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = \dfrac{5}{2} \hfill \cr
x = \dfrac{-7}{2} \hfill \cr} \right. \cr} \)
Vậy phương trình có \(2\) nghiệm \(x = \dfrac{5}{2}\) và \(x=\dfrac{-7}{2}\).
Bài 36 trang 20 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Mỗi khẳng định sau đúng hay sai ? Vì sao ?
a) \(0,01 = \sqrt {0,0001} \);
b) \(- 0,5 = \sqrt { - 0,25} \);
c) \(\sqrt {39} < 7\) và \(\sqrt {39} > 6\);
d) \(\left( {4 - 13} \right).2{\rm{x}} < \sqrt 3 \left( {4 - \sqrt {13} } \right) \Leftrightarrow 2{\rm{x}} < \sqrt {3} \).
Phương pháp:
+ \( \sqrt{A}\) xác định (hay có nghĩa) khi \(A \ge 0\).
+) Sử dụng định lí so sánh hai căn bậc hai:
\(a < b \Leftrightarrow \sqrt{a} < \sqrt{b}\), với \(a,\ b \ge 0\).
+ \(a.c >b.c \Leftrightarrow a> b\) , với \( c>0\).
Lời giải:
a) Đúng. Vì \(\sqrt {0,0001} = \sqrt {0,{{01}^2}} = 0,01\)
Vì \(VP=\sqrt{0,0001}=\sqrt{0,01^2}=0,01=VT\).
b) Sai.
Vì vế phải không có nghĩa do số âm không có căn bậc hai.
c) Đúng.
Vì: \(36 < 39 < 49\) \(\Leftrightarrow \sqrt {36} < \sqrt {39} < \sqrt {49} \)
\(\Leftrightarrow \sqrt {{6^2}} < \sqrt {39} < \sqrt {{7^2}} \)
\(\Leftrightarrow 6 < \sqrt {39} < 7\)
Hay \(\sqrt{39}>6\) và \( \sqrt{39} < 7\).
d) Đúng.
Xét bất phương trình đề cho:
\((4-\sqrt{13}).2x<\sqrt 3 .(4-\sqrt{13})\) \((1)\)
Ta có:
\(16>13 \Leftrightarrow \sqrt{16} > \sqrt{13}\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{4^2}> \sqrt{13}\)
\(\Leftrightarrow 4> \sqrt{13}\)
\(\Leftrightarrow 4-\sqrt{13}>0\)
Chia cả hai vế của bất đẳng thức \((1)\) cho số dương \((4-\sqrt{13})\), ta được:
\(\dfrac{(4-\sqrt{13}).2x}{(4-\sqrt{13})} <\dfrac{\sqrt 3 .(4-\sqrt{13})}{(4-\sqrt{13})}\)
\(\Leftrightarrow 2x < \sqrt 3.\)
Vậy phép biến đổi tương đương trong câu d là đúng.
Bài 37 trang 20 SGK Toán lớp 9 tập 1
Câu hỏi:
Đố: Trên lưới ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm, cho bốn điểm (M, N, P, Q) (h.3).
Hãy xác định số đo cạnh, đường chéo và diện tích của tứ giác MNPQ.
Phương pháp:
+ Sử dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông.
+ Công thức tính diện tích hình vuông cạnh \(a\) là: \(S=a^2\).
+ Dấu hiệu nhận biết hình vuông: hình thoi có hai đường chéo bằng nhau (hay tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và có hai đường chéo bằng nhau) thì là hình vuông.
Lời giải:
Nối các điểm ta có tứ giác \(MNPQ\)
Tứ giác \(MNPQ\) có:
- Các cạnh bằng nhau và cùng bằng đường chéo của hình chữ nhật có chiều dài \(2cm\), chiều rộng \(1cm\). Do đó theo định lí Py-ta-go, ta có:
\(MN=NP=PQ=QM=\sqrt{2^{2}+1^{2}}=\sqrt{5} (cm)\).
Hay \(MNPQ\) là hình thoi.
- Các đường chéo bằng nhau và cùng bằng đường chéo của hình chữ nhật có chiều dài \(3cm\), chiều rộng \(1cm\) nên theo định lý Py-ta-go ta có độ dài đường chéo là:
\(MP=NQ=\sqrt{3^{2}+1^{2}}=\sqrt{10}(cm).\)
Như vậy hình thoi \(MNPQ\) có hai đường chéo bằng nhau nên \(MNPQ\) là hình vuông.
Vậy diện tích hình vuông \(MNPQ\) bằng \(MN^{2}=(\sqrt{5})^{2}=5(cm^2)\).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục