Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,02.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 0,86.106 N/m2.
a) Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy ?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m3.
Giải
a) Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Điều này chứng tỏ tàu ngầm đã nổi lên.
b) Áp dụng công thức \(p = dh\); \({h_1} = \dfrac{p}{d}\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước:
\({h_1} = \dfrac{{{p_1}}}{d} = \dfrac{{2020000}}{{10300}} \approx 196m\)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau:
\({h_2} = \dfrac{{{p_2}}}{d} = \dfrac{{860000}}{{10300}} \approx 83,5m\)
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục